23 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN trong vùng, xây dựng quy hoạch KCN theo
quy hoạch phát triển KCN trong vùng, xây dựng quy hoạch KCN theo hướng phát triển bền vững
Như trong chương 2 đã phân tích, chất lượng quy hoạch KCN ở một số địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn rất nhiều hạn chế, yếu kém và đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nảy sinh một số vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN.
Để phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiến bộ, các địa phương trong vùng coi phát triển các KCN là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN trong vùng thời gian qua cho thấy việc quy hoạch các KCN còn được làm một cách tự phát với tầm nhìn cịn ngắn, nhiều hạn chế.
Chẳng hạn như, việc đề nghị của một số địa phương lên Chính phủ xin phép xây dựng quá nhiều KCN, nhất là KCN cấp huyện, thể hiện sự thiếu kinh nghiệm, sự nơn nóng trong mong muốn phát triển nhanh cơng nghiệp. Hoặc khơng ít trường hợp các KCN đã được xây dựng phải điều chỉnh quy hoạch (mở rộng và thu hẹp) nhiều lần. Có những tỉnh nghèo, thiếu nhiều điều kiện để xây dựng KCN lại đề xuất xây dựng quá nhiều KCN, trong khi các KCN hiện có vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, hiệu suất hoạt động chưa cao, không phù hợp khả năng thu hút đầu tư cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ cho KCN.
Mặc dù quy hoạch KCN không phải là quy hoạch cứng mà có thể điều chỉnh thu hẹp hoặc mở rộng linh hoạt tùy theo từng giai đoạn phát triển, nhưng quy hoạch này vẫn phải dựa trên tầm nhìn xa rộng của quy hoạch tổng thể từ trước chứ không nên thay đổi một cách nhanh chóng và tùy tiện. Trong thực tế, sự mở rộng của một số KCN trong vùng lại khơng dựa trên điều đó mà chủ yếu dựa vào những diễn biến của đầu tư chứ không dựa trên những dự
103
báo khoa học về khả năng và triển vọng đầu tư của từng địa phương và tồn vùng.
Quy hoạch phát triển các KCN khơng được làm tốt, các tiêu chí về phát triển bền vững đã khơng được qn triệt trong q trình quy hoạch các KCN cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ của kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào KCN thiếu chọn lọc, hiệu quả đầu tư thấp, chi phí quản lý cao, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường,v.v…
Một số diện tích đất khá lớn có lợi thế trong nông nghiệp, dịch vụ đã được chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp, trong khi nếu như cẩn trọng và có tầm nhìn xa hơn có thể sử dụng đất ở vị trí hợp lý hơn để xây dựng các KCN mà không ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, dịch vụ. Ở một số đơ thị, tình trạng quy hoạch các KCN bên trong các khu đô thị hoặc quá gần các khu dân cư đã thể hiện một tầm nhìn hạn chế trong quy hoạch KCN.
Mặc dù, tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp, nhất là những loại đất có hiệu quả canh tác cao, là ngun tắc ln được coi trọng trong cả 3 loại quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, quy hoạch phát triển các KCN. Tuy nhiên, việc quy hoạch các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nguyên tắc này vẫn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt nên việc quy hoạch các KCN đã làm mất đi một phần khá đấng kể diện tích đất nơng nghiệp, nhất là đất trồng lúa, nên làm một bộ phận nông dân mất việc làm, vừa gây phức tạp về mặt xã hội do phải giải quyết việc làm cho nông dân mất đất, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực26. Trong khi nông dân ở một số địa phương trong vùng đang cịn thiếu đất để sản xuất thì một diện tích đất canh tác khơng nhỏ đã được chuyển sang để xây dựng các KCN, nhất là những KCN vừa và nhỏ do cấp huyện quản lý (có hiệu