Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 54)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Đơn vị hành chính và dân số

Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, với 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 30 phường, 10 thị trấn, và 140 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đơng dân nhất là:

Bảng 2.2 Các thành phần dân tộc đông dân nhất tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: người

STT Dân tộc Dân số Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh

1 Kinh 821.083 73,1% 2 Tày 123.197 11% 3 Nùng 63.816 5,7% 4 Sán Dìu 44.134 3,9% 5 Sán Chay 32.483 2,9% 6 Dao 25.360 2,3% 7 H’Mông 7.230 0,6% 8 Hoa 2.064 0,18%

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Tỉnh Thái Nguyên có một dân số trẻ:

- Nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 chiếm 69,38% tổng dân số; - Nhóm tuổi dưới 15 chiếm 22,17%;

Hình 2.1 Biểu đồ dân số tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017 2.1.2.2 Một số chỉ tiêu chung về kinh tế - xã hội

Theo thống kê mới nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2017, 6 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của tỉnh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; trong đó, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch ở mức cao như: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12,6% so với năm 2016; tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/người, tăng hơn năm trước 7 triệu đồng/người; giá trị xuất khẩu đạt 23 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra gần 10%; thu ngân sách ước đạt 12.000 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch 33%...

Điểm nổi bật trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên đó là cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rất nhanh do giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao trong 4 năm trở lại đây. Ước tính năm 2017 giá trị cơng nghiệp - xây dựng chiếm 55,4% tổng giá trị kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm 32% và nơng - lâm nghiệp - thủy sản chỉ cịn chiếm tỷ trọng 12,6%. Trong sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng cao với tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt hơn 570.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Các sản phẩm điện tử - viễn thông xuất xứ từ Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại Khu cơng nghiệp n Bình (thị xã Phổ n) và các doanh nghiệp FDI tại các khu, cụm công nghiệp lân cận trên địa bàn giữ vững

22.17%

69.38%

8.45% Dưới 15 tuổi

15 đến 60 tuổi

mức tăng trưởng cao, nhất là giá trị của sản phẩm điện thoại thơng minh tăng 18,4%, máy tính bảng tăng 20,4%, sản phẩm quang học tăng gần 20% so với năm 2016.

Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 - 2015

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016 2.1.2.3 Các ngành kinh tế chủ yếu

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thái Ngun có 6 khu cơng nghiệp đã được chính phủ chấp thuận. Ngồi ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm cơng nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất cơng nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²) và có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nơng thơn.

Theo kết quả thu thập tài liệu trong các năm gần đây cho thấy công nghiệp và tiểu thu công nghiệp là một trong những ngành nghề phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Trên địa bàn tỉnh có trên 2.090 doanh nghiệp, gần 400 Hợp tác xã đã thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong số này có trên 100 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, điển hình là Cơng ty Vật liệu Xây dựng, Công ty Phụ tùng Máy số 1, Công tyNatsteel Vina, Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ. 9.1% 11.1% 13.1% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 2001-2006 2006-2010 2010-2015

Bảng 2.3 Các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: ha

TT Tên khu cơng nghiệp Diện tích Vị trí

1 KCN Sông Công I 220 thuộc thị xã Sông Công 2 KCN Sông Công II 250 thuộc thị xã Sông Công 3 KCN Nam Phổ Yên 200 thuộc huyện Phổ Yên 4 KCN Tây Phổ Yên 200 thuộc huyện Phổ Yên 5 KCN Điềm Thuỵ 350 thuộc huyện Phú Bình

6 KCN Quyết Thắng 200 thuộc thành phố Thái Nguyên

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu bao gồm:

- Công nghiệp sản xuất cơ khí: gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sản xuất phụ tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung chủyếu ở khu công nghiệp Sơng Cơng và các nhà máy quốc phịng trong tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là các loại máy nông nghiệp, động cơ diezen, các loại phụ tùng, hộp số, cơng cụ, dụng cụ cơ khí, dụng cụ y tế, băng chuyền,…

- Cơng nghiệp khai khống, luyện kim: Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, k m, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đơng của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngồi ra mỏ cịn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gồm cát, sỏi, xi măng, đá xẻ, gạch xây… tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, Phú Lương, Phổ Yên. Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu vực sông Cầu, sông Công.

- Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy, giấy, tơ tằm, bao bì, thực phẩm tươi sống, bia, nước giải khát, lắp ráp, kinh doanh xe máy,…

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: Các sản phẩm chủ yếu là chè, trái cây, bia hơi, thực phẩm đông lạnh, nước khống…

- Cơng nghiệp điện tử tin học: Gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học.

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp: quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công, một số cơ sở gia công sửa chữa cơ khí sảnxuất cơng cụ, dụng cụ có trang bị máy móc thiết bị nhưng lạc hậu.

* Nơng – lâm nghiệp và thủy sản

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất đang được sử dụng phục vụ cho nơng nghiệp là 303.674 ha chiếm 86,11% diện tích đất tự nhiên, cịn lại la diện tích đất phi nông nghiệp. Đất dùng trong sản xuất nông nghiệp là 112.797 ha chiếm 39,8 % đất nơng nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 45.253 ha chiếm 40,11% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác là 16.368 ha chiếm 14,51 %, đất trồng cây lâu năm là 51.177 ha chiếm 45,37%.

- Hiện trạng sản xuất nơng nghiệp: Thái Ngun có diện tích đất tự nhiên 352.664 ha, chiếm 3,7 % về diện tích vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu người là 0,25 ha/người, bằng 90,0% bình qn diện tích đất nơng nghiệp /người trên tồn quốc (0,29 ha/người).

Tác động của biến đổi khí hậu, cũng như thời tiết thiên tai bất thường, dịch bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nơng sản gặp nhiều khó khăn, đã tác động lớn tới sản xuất nơng nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong năm 2017. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, cố gắng của cả tập thể cán bộ, doanh nghiệp và người dân, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã đạt 4,1%, bằng 12.515,4 tỷ đồng.

Trong đó, 06 chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng đã hoàn thành, hoàn thành vượt kế hoạch gồm: Sản lượng lương thực có hạt đạt 462,2% nghìn tấn, bằng 106% kế hoạch; giá trị

sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 91,4 triệu đồng/ha, vượt kế hoạch; diện tích trồng rừng vượt 11,9% kế hoạch; diện tích trồng chè vượt 9,1% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50%, đạt kế hoạch; tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89%, tăng 1,7%

* Du lịch – dịch vụ

Những năm gần đây, cùng với cả nước, hoạt động du lịch được tỉnh Thái Nguyên được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển mạnh m .

Bảng 2.4 Các khu du lịch tỉnh Thái Nguyên

TT Tên khu du lịch Địa điểm

1 Khu du lịch hồ Núi Cốc Xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên

2 Khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, đền

Đội Cấn, công viên Sông Cầu Tại trung tâm thành phố Thái Nguyên

3 Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà Xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai

4

Khu di tích lịch sử an tồn khu (ATK) nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Xã Phú Đình, huyện Định Hóa

5 Thác nước 7 tầng Khn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK

Xã Phú Đình, huyện Định Hóa

6

Các điểm đền chùa như đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú Lương); chùa Hang (Đồng Hỷ); chùa Phù Liễn; đền Xương Rồng (TP Thái Nguyên)

Huyện Phú Lương, huyện Đồng và TP Thái Nguyên

7 Khu di tích núi Văn, núi Võ gắn với danh

tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh Xã Văn Yên, huyện Đại Từ

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017

nước nóng, nước khống, lớp phủ thực vật, thế giới động vật quy hiếm và các cảnh quan tự nhiên… Điểm du lịch hấp dẫn nhất của Thái Nguyên là hồ Núi Cốc, với diện tích mặt nước là 25 km2, trong lịng hồ có nhiều đảo lớn nhỏ hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

+ Du lịch văn hóa: Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử quý giá, là trung tâm văn hóa của các dân tộc miền núi, có bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đó là những lợi thế lớn cho việc phát triển các dịch vụ du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)