3.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa trên địa
3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án quy hoạch hồ chứa
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
Nhiều hồ chứa tại Thái Nguyên bị xuống cấp ngày càng trầm trọng do công tác thực hiện quy hoạch xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hồ chứa bị chậm, trung bình từ năm 2015-2017 mỗi năm có 3,3 dự án chậm do thiếu vốn; do thực hiện thủ tục hành chính là 5,3 dự án; do nguyên nhân từ chủ đầu từ là 3,0 dự án; do đơn vị thi công là 7,0 dự án.
b. Nội dung của giải pháp
Đẩy nhanh tiến độ các thực hiện các dự án về quy hoạch có liên quan đến hồ chứa trong lĩnh vực thủy lợi, lựa chọn đề xuất một số nội dung sau:
- Thực hiện quy hoạch để quản lý nguồn nước tập trung theo nguyên tắc phân việc theo "chiều ngang" nhưng phải phối hợp theo "chiều dọc", có chiều sâu. Nghĩa là, công tác quy hoạch đầu tư xây dựng hồ chứa phải thể hiện đúng đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất là các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch: phần mềm tính tốn thủy văn dịng chảy, thủy lực, cân bằng nước điều tiết hồ chứa,...Lập cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu liên quan đến các lĩnh vực ảnh hưởng đến hồ chứa. Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao cơng nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế
- Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý về quy hoạch và thực hiện đầu tư, huy động các nguồn nhân lực cho các dự án hồ chứa nước nhỏ cho địa phương. Các dự án hồ chứa lớn và vừa do tỉnh cấp quyết định đầu tư nhưng có quy mơ phức tạp, áp dụng cơng nghệ mới cần thành lập Ban quản lý quy hoạch liên ngành
để thống nhất về chủ trương và phương án tổng thể kết hợp hài hịa lợi ích, đảm bảo an toàn lại vừa phát triển kinh tế. Các giải pháp kỹ thuật cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Ưu tiên vốn Nhà nước, vốn ODA cho các dự án nằm trong quy hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa ở các vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt. Có chính sách ưu đãi để huy động nguồn vốn từ tổ chức, cá nhân để đẩy nhanh thực hiện quy hoạch tránh tình trạng để cơng trình xuống cấp, hư hỏng nghiệm trọng do khơng bố trí được nguồn vốn để đưa vào quy hoạch, hay hồ chứa đang tiến hành nâng cấp, sửa chữa lại hết vốn để dở dang, chất lượng hồ chứa khi bàn giao thấp, dễ gây hư hỏng, đổ vỡ,...gây hậu quả về kinh tế, xã hội; trách nhiệm không rõ ràng.
- Tổ chức đấu thầu một cách nghiêm túc có chất lượng theo đúng quy định Luật đấu thầu, khơng chia nhỏ dự án, gói thầu nhằm chỉ thầu nhất là các gói thầu tư vấn lập Dự án đầu tư, gói thầu Khảo sát thiết kế, gói thầu Tư vấn giám sát, gói thầu Thẩm tra dự tốn xây dựng cơng trình,...Cải tiến quy trình đấu thầu theo hướng gọn nhẹ, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn để làm căn cứ tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả. Hồ sơ mời thầu cần được chi tiết cụ thể, chính xác, hội tụ đủ các u cầu của cơng trình, pháp luật trong nước và thơng lệ quốc tế. Tăng cường việc thanh tra giám sát chặt ch công tác đấu thầu đặc biệt là các đồn kiểm tra chun ngành; đồng thời có chế tài xử phạt thật nghiêm minh đối với các tổ chức cá nhân có hành vi sai trái vi phạm quy chế đầu thầu gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
- Việc thực hiện các dự án nhằm nâng cao mức đảm bảo an toàn hồ chứa theo quy hoạch giải phóng mặt bằng thực hiện gặp nhiều khó khăn do kinh phí phân bổ hạn chế, có sự chênh lệch do giá thị trường. Do vậy, cần ưu tiên nguồn kinh phí cho cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng để giải quyết dứt điểm. Các chủ đầu tư phối hợp với UBND thành phố tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng, bảo đàm chỉ được khởi cơng khi có điều kiện về mặt bằng.
- Khẩn trương hồn thành các thủ tục để khởi cơng xây dựng đối với các dự án khởi cơng mới đã có kết quả lựa chọn nhà thầu và đủ điều kiện về mặt bằng thi công. Đôn
đốc, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Các chủ đầu tư phải tiến hành rà sốt lại từng dự án để có kế hoạch xử lý kiên quyết đối với những dự án chậm tiến độ, nhà thầu vi phạm qui định về thi công.
- Tổ chức nghiệm thu, lập phiếu giá để thanh tốn, hồn ứng theo qui định; kiên quyết thực hiện hoàn ứng đối với các dự án có số dư ứng lớn, hoàn ứng chậm và kéo dài. Các đơn vị tiếp nhận cơng trình phải chú trọng cơng tác quản lý, khai thác theo đúng công năng; bảo đảm việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ.
- Đối với các dự án triển khai chậm tiến độ mà nhà thầu thi cơng có khả năng tài chính tiếp tục thực hiện, đảm bảo đúng qui hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kết hợp yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cụ thể tiến độ, có báo cáo chứng minh tài chính, cam kết triển khai nghiêm tiến độ thực hiện, lập hồ sơ, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh, gia hạn tiến độ.
- Các dự án chưa triển khai, triển khai chậm tiến độ, qua kiểm tra về năng lực tài chính, nhà thầu thi cơng khơng có khả năng thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Sở Nơng nghiệp trình UBND tỉnh điều chỉnh kết quả trúng thầu, hoặc thành lý hợp đồng có giải pháp chỉ định nhà thầu khác tiếp tục khẩn trương thi công cho kịp tiến độ.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành giám sát chặt ch việc thực hiện đúng quy hoạch về quy mô và tiến độ thực hiện; đồng thời có chế tài xử phạt thật nghiêm minh, dứt khoát đối với các tổ chức cá nhân có hành vi sai trái vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Rà soát và ban hành lại các văn bản giữa các ngành tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các ngành, các cấp.
- Xây dựng và bố trí được kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý
- Có cơ chế, chính sách đầu tư để hỗ trợ phát triển hệ thống hồ chứa đảm bảo an toàn.
- Chất lượng quy hoạch tổng thể tài nguyên nước, quy hoạch kinh tế xã hội được nâng cao.
- Thời gian thực hiện quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển theo từng giai đoạn.
- Góp phần giảm đáng kể những thất thốt, lãng phí trong thực hiện quy hoạch.
3.2.3 Chỉ đạo, giám sát việc quản lý vận hành an tồn theo quy trình, quy phạm
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Hầu hết các hồ chứa chưa kiểm định an tồn đập, khơng có quy trình vận hành.
- Khơng có bản đồ ngập lụt vùng hạ du, chưa cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
b. Nội dung của giải pháp
- Cải thiện an tồn hồ chứa và các cơng năng thiết kế của hồ chứa thông qua sửa chữa, nâng cấp, hồ đập thủy lợi. Hàng năm phải tổ chức kiểm tra hồ chứa định kỳ theo quy định để đánh giá mức độ tác động của thiên nhiên, khắc phục kịp thời những hư hỏng, lập kế hoạch vận hành và bảo trì để cơng trình sử dụng lâu dài và hiệu quả. Các hồ chứa có nguy cơ sự cố cao cần được sửa chữa, nâng cấp để tăng cường ổn định, bảo đảm thoát lũ và giảm thiểu rủi ro.
- Lập quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành cống, tràn xả lũ, quy trình điều tiết hồ chứa nước của các hồ chứa nước có cơng tác kiểm định an toàn đập phải được thực hiện theo quy định, triển khai phương án Phòng chống lụt bão tại các các hồ chứa đồng bộ, phù hợp với đặc điểm địa hình, phương tiện cơ giới và nhân lực ứng cứu tại chỗ.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước phải lập QTVHĐT đối với hồ chứa nước đang khai thác nhưng chưa có QTVHĐT; bổ sung, sửa đổi QTVHĐT đối với hồ chứa nước đã có QTVHĐT nhưng khơng cịn phù hợp thực tế (về yêu cầu cấp nước, phịng chống lũ, an tồn cơng trình...), lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (UBND cấp tỉnh). Hàng năm, yêu cầu đơn vị quản lý hồ chứa nước phải tổng kết đánh giá việc thực hiện QTVHĐT. Trường hợp cần thiết kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung, sửa đổi QTVHĐT.
- Chỉ đạo việc thực hiện Kiểm định đập hồ chứa nước theo định kỳ 10 năm kể từ ngày hồ tích nước hoặc kể từ lần kiểm định gần nhất đối với các hồ chứa nước có dung tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10.000.000 m3 (mười triệu mét khối); Đối với các hồ chứa có dung tích trữ dưới 10.000.000 m3 (mười triệu mét khối), theo định kỳ 7 năm, chủ đập phải tổ chức tính tốn lại dịng chảy lũ đến hồ chứa, kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, trên cơ sở cập nhật tài liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực hồ chứa, lập hồ sơ báo cáo trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Sở Nơng nghiệp và PTNT chủ trì và chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa.
- Tăng cường cơng tác chỉ đạo phịng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai tại tất cả các hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh. Hàng năm, trước mùa mưa lũ Ban chỉ đạo TKCN-GNTT của tỉnh phối hợp với huyện, xã và các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo vệ hồ chứa tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và thiên tai, giải quyết và xử lý các tình huống xảy ra.
- Đề ra các biện pháp tổng hợp nhằm phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra: Dự trữ vật tư, phương tiện cứu hộ; hàng hóa, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ công tác cứu hộ; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
- Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng hay xảy ra lũ lụt, thiên tai trên địa bàn tồn tỉnh. Từ đó đưa ra các biện pháp phịng tránh phù hợp và hiệu quả đối với từng hồ chứa.
- Bố trí thêm các trạm quan trắc dịng chảy trên sơng thượng nguồn hồ chứa.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản về nguồn nước để chính xác hóa các giải pháp được đề xuất trong quy hoạch, có thể điều chỉnh kịp thời việc đầu tư khai thác hồ chứa cho phù hợp với thực tế và làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho cơng tác chỉ đạo phịng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra: điều tra, thống kê số hồ chứa thượng, hạ lưu vực
sông; nguồn nước cấp bổ sung vào hệ thống hồ chứa; nguồn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước vào hồ; lưu vực thoát lũ,...
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Kinh phí để thực hiện lập quy trình, kiểm định đập, cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa, thi công sửa chữa, gia cố, nâng cấp là rất lớn địi hỏi UBND tỉnh bố trí nguồn vốn.
- Địi hỏi sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy chính quyền tỉnh, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa các Sở Nông nghiệp, Tài Nguyên môi trường, Sở xây dựng, trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ an tồn cơng trình.
d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại
- Các hồ chứa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp kịp thời và ứng dụng nhiều công nghệ
tiên tiến, hiện đại trong quản lý, dự báo, cảnh báo thiên tai nên nâng cao mức đảm bảo an toàn hồ chứa.
- Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai đối với các khu vực sản xuất, sinh sống của cộng đồng dân cư nhất là vùng hạ du hồ chứa, ổn định phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.4 Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý hồ chứa
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa lũ bất thường khiến lũ thượng nguồn về nhanh làm tăng bất thường mực nước trên các sông hồ, chưa được lường hết trong Quy trình vận hành.
- Cơng tác lưu trữ, quản lý hồ sơ hồ chứa được thực hiện thủ cơng nên gặp khó khăn trong lâu tra cứu.
- Thái Nguyên đang ứng dụng Trang WebGIS để cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.
b. Nội dung của giải pháp
Để phục vụ tốt hơn cho cơng tác quản lý hồ chứa, cần thiết có một cơng cụ hiện đại nhằm quản lý các thông tin về hồ chứa một cách có hệ thống và hiệu quả, tiện lợi dựa trên các tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học, giúp cho người quản lý,
khai thác thông tin cho ra được những quyết định đúng đắn và nhanh chóng trong cơng tác quản lý, duy tu sửa chữa và ứng cứu hồ chứa trong mùa lũ.
- Sở Nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục thực hiện xây dựng chương trình Quản lý dữ liệu cơ bản hệ thống hồ chứa trên máy vi tính với cơng nghệ "GIS" bằng phần mềm chuyên dùng nhằm quản lý khoa học, có hệ thống các dữ liệu cơ bản của hệ thống hồ chứa trên máy tính, áp dụng thống nhất với Tổng cục PCTT, từ đó các cơng trình này có thể được số hố trực tiếp bằng phần mềm chuyên dụng hoặc bổ sung mới bằng chức năng có sẵn trong chương trình. Quản lý các mặt cắt địa hình và địa chất hồ chứa: Dữ liệu về các mặt cắt (cắt dọc, cắt ngang, mặt cắt địa chất) được nhập vào và chương trình s tự động v mặt cắt, cho phép xem hoặc in ra. Quản lý dữ liệu các sự cố, trọng điểm hồ chứa, diễn biến lịng sơng thượng hạ lưu hồ chứa,... Các dữ liệu này được nhập vào theo dạng bảng dữ liệu và chương trình s tự động đưa lên với vị trí chính xác trên bản đồ.
- Đầu tư thiết bị đo mưa, đo mực nước sông tự động và phần mềm quản lý, cảnh báo thiên tai tự động, bảo đảm độ chính xác, số liệu đo mưa, đo mực nước được truyền tự động theo thời gian thực đến cơ quan quản lý nhằm phục vụ nhanh chóng, kịp thời và chủ động cho cơng tác ứng phó mưa, lũ, xử lý các sự cố về đê điều.
- Xây dựng trang thông tin điện tử để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống lụt bão, tuyên truyền pháp luật về đê điêu, cũng như các chỉ đạo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn về đê điều tới mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh được nhanh chóng và kịp thời,…
- Tiếp tục tăng cường khoa học công nghệ, tư duy quản lý tiên tiến của thế giới…
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí phân bổ thực hiện
- Tổ chức các khóa học, đào tạo chuyên sâu để ứng dụng hiệu quả
d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại