1.2 Quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ
chứa nước…
Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về hoạt động đảm bảo an toàn hồ đập, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý an toàn hồ đập tại các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn hồ chứa.
1.2.1.8 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn hồ chứa
Trong bối thời gian gần ở Việt Nam có xảy ra nhiều sự cố vỡ đập hồ thủy lợi. Do đó, trong quá trình khai thác, thiết kế mới rất cần thiết có những tổng kết các nghiên cứu, phân tích các sự cố của các công trình trên thế giới để có thể áp dụng đánh giá, cảnh báo và khuyến cáo tại Việt Nam, tiến tới hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong tương lai. Phối hợp đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành của các nước và các đối tác thông qua các cơ chế hợp tác cấp vùng và quốc tế.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý khai thác hồ chứa trên mọi lĩnh vực từ việc nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sách, tăng cường năng lực đến đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi. Hợp tác với các nước láng giềng để khai thác và chia sẻ lợi ích trên các sông và nguồn nước quốc tế trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi quốc gia, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà nước ta là một bên ký kết hoặc tham gia.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước chứa nước
1.2.2.1 Sự hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa nước từ cấp tỉnh trở lên được đánh giá là cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng đội ngũ, hợp lý về mặt
cơ cấu nhân sự và chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý cấp huyện, thành, thị trở xuống hiện nay đang còn rất nhiều bất cập, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần đảm bảo theo yêu cầu công việc, có kế hoạch công tác cụ thể, quy trình làm việc chặt ch và quy chế hoạt động rõ ràng.
1.2.2.2 Mức độ hoàn chỉnh của công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa
Hồ chứa nước là một trong những công trình công cộng quan trọng, mang tính kế thừa có hệ thống, đồng thời cũng là loại công trình có tính chất an ninh quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy công tác quy hoạch, xây dựng luôn cần được coi trọng và chấp hành nghiêm chỉnh theo định hướng phát triển thủy lợi bền vững, thích ứng dần với tình trạng biến đổi khí hậu- nước biển dâng. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa của mỗi địa phương chính là bản quy hoạch Quy hoạch chi tiết được HĐND cấp tỉnh phê duyệt và cơ sở để UBND cùng cấp quản lý thực hiện.
1.2.2.3 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hồ chứa nước
Hệ thống Pháp luật đảm bảo an toàn hồ chứa được tuân theo các quy định:
- Luật phòng, chống Thiên tai số 33/2013/QH13; Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13,...
- Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Nghị định 66/2014/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; NĐ 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,...
- Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi; Thông tư số 11/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng,...
Hoạt động quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa cấp tỉnh, thành phố chủ yếu được thể hiện thông qua: Số lượng văn bản hướng dẫn được ban hành về quản lý
an toàn hồ chứa nước của tỉnh trong vòng 5 năm qua và Kết quả triển khai thực hiện văn bản: Hội nghị triển khai, số lượng các cuộc tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật,...
1.2.2.4 Mức độ hoàn thành kế hoạch công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa a. Về nhân lực, vật lực và các phương án chủ động ứng phó thiên tai
- Tình hình diễn biến thời tiết ngày càng bất thường và rất khó dự đoán, vì vậy việc chuẩn bị tốt theo phương châm “4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ” và rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời các phương án kỹ thuật đối với mọi tình huống là cách tốt nhất trong việc ứng phó và giảm nhẹ những tổn thất của thiên tai đối với cộng đồng;
- Tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu các sự cố về như: thẩm lậu, lỗ rò, mạch đùn, mạch sủi, tổ mối trong thân đập, sạt trượt mái đập, các hư hỏng của thân đập, các hư hỏng của cống...để bảo đảm an toàn tuyệt đối hệ thống công trình.
b. Giảm thiểu và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật
Việc kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng chuyên trách quản lý hồ chứa, của chính quyền địa phương cấp xã và cấp huyện, thành, thị xã. Số vụ và kết quả xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi lòng hồ, hành lang bảo vệ hồ, hành lang bảo vệ nguồn nước... thể hiện chất lượng công tác quản lý Nhà nước của đơn vị quản lý và của một địa phương.
c. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý hồ chứa
Phần lớn các hồ đập đã có thời gian sử dụng từ 30 đến 40 năm, cá biệt có hồ đã được xây dựng cách đây hơn 50 năm, được xây dựng theo quy trình, quy phạm cũ, thi công không đồng bộ, công tác vận hành, quản lý hồ cũng có nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với các hồ chứa do xã, hợp tác xã quản lý thì việc duy tu sửa chữa thường xuyên không được thực hiện, hoặc quản lý nhưng không có hồ sơ công trình, tài liệu thiết kế ban đầu,... Nguy cơ mất an toàn hồ đập là hiện hữu. Do vậy cần cải thiện an toàn hồ chứa và các công năng thiết kế của hồ thông qua sửa chữa, nâng cấp, hồ đập thủy lợi.