3.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa trên địa
3.2.1 Hoàn thiện mơ hình tổ chức quản lý nhà nước
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi nói chung và hồ chứa nói riêng thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán nên việc chỉ đạo điều hành từ tỉnh xuống địa phương không thông suốt và thường gặp nhiều khó khăn.
- Ở cấp huyện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa đối là Phịng Nơng nghiệp và PTNT; thành phố, thị xã là Phòng Kinh tế. Hầu hết các huyện do không thành lập được Hợp tác xã dùng nước nên huyện vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và giao cho xã quản lý vận hành cơng trình do huyện quản.
- Cơ cấu cán bộ cấp tỉnh phụ trách cơng tác đảm bảo an tồn cịn thiếu, năng lực còn hạn chế, cấp huyện thành thi xã lại khơng có chun mơn.
b. Nội dung của giải pháp
Trước địi hỏi của tình hình hiện nay cần phải tiếp tục thực hiện những giải pháp để hồn thiện bộ máy tổ chức như:
- Cơng tác tổ chức quản lý hồ chứa trên địa bàn tỉnh
Tiếp tục phân cấp các cơng trình có quy mơ vừa và lớn thực hiện giao cho Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi TN quản lý. Giao bổ sung các cơng trình huyện đang quản có dung tích từ từ 200.000 m3 trở lên hiện đang phân cấp cho huyện quản để phù hợp với Nghị định 67/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi như sau:
"Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập". Vì hiện nay các huyện thành lập được HTX dịch
vụ dùng nước không đủ điều kiện tiêu chuẩn trên.
Đối với các hồ chứa hiện do UBND xã trực tiếp quản lý phải thực hiện thống nhất theo mơ hình tổ chức hợp tác dùng nước. Quy định rõ quy mơ, phạm vi cơng trình giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý để bảo đảm tính thống nhất chung tồn tỉnh. Lực
lượng quản lý này phải được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, có cơ cấu rõ ràng, được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc được giao.
- Thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước ở đơn vị cấp xã, phân giao nhiệm vụ quản lý khai thác hồ chứa còn lại cho các Tổ chức dùng nước dùng nước này nhằm theo quy định của Nghị định Nghị định số 129/2017/NĐ-CP.
- Tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước như hoạch định và xây dựng cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ở từng cấp. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trình độ chun mơn của từng vị trí cơng tác trong bộ máy quản lý để bố trí cán bộ phù hợp và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu người chịu trách nhiệm rõ ràng. Đặc biệt coi trọng bộ máy quản lý Nhà nước ở cấp huyện, đây là cầu nối hướng dẫn giúp đỡ các UBND các xã, tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện công tác quản lý an tồn hồ chứa. Nhất thiết khơng được lẫn lộn chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất.
- Đối với những đơn vị đã được phân cấp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo vệ hồ chứa cần được thực hiện theo chính sách linh hoạt, khơng được bảo thủ, trì trệ, quan liêu, ln phải linh hoạt và thích ứng với những thay đổi hay biến động của các yếu tố tác động. Sự linh hoạt được thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp các bộ phận phù hợp, ít đầu mối trung gian, số lượng cấp quản lý phù hợp và đảm bảo cho mỗi bộ phận một mức độ tự do, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất và phát triển được tài năng của cán bộ, công nhân viên chức trong từng bộ phận.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các bước khơng cần thiết, chống xách nhiễu quần chúng.
- Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó, cần làm tốt cơng tác phổ biến giáo dục nhận thức pháp luật cho nhân dân.
d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại
động hiệu quả, và bảo vệ được nguồn nước phát triển bền vững.
- Cơng tác quản lý mang tính bền vững, tránh thất thoát, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước từ hồ chứa.