chứa
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Công tác kiểm tra kiểm soát là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước. Vốn đầu tư để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các hồ chứa là rất lớn, chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước.Kết quả thanh, kiểm tra từ 2015-2017 đã thu hồi là: 534 triệu đồng; Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng giảm trừ quyết toán công trình xây dựng qua thanh, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng 1,4 tỷ đồng.
b. Nội dung của giải pháp
- Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức có liên quan đều phải sự chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực liên quan.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường kỳ, đột xuất với các công trình thuộc phạm vi chuyên ngành, phát hiện kịp thời những thiếu sót ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng nhất là trong việc đấu thầu và giao, nhận thầu, khối lượng thực hiện, giá cả, thanh toán để chống tiêu cực, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và nâng cao chất lượng xây dựng.
- Các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cùng với chủ đầu tư phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, kiểm tra việc ghi kế hoạch, cấp vốn và thanh toán.
- Tổ chức chặt ch việc xét duyệt đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng đi đôi với tăng cường kiểm tra hành nghề khảo sát, thiết kế và xây lắp theo giấy phép được duyệt.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, thanh tra đột xuất các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Kiểm tra hoạt động xây dựng về quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các công trình xây dựng cao tầng, nhà xưởng.
hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, kịp thời hỗ trợ các hoạt động thanh tra trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh đoàn đông người, khiếu nại tố cáo kéo dài.
- Thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp về quản lý trật tự trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý và ngăn chặn công trình xây dựng không phép, sai phép (vi phạm quy hoạch, chỉ giới xây dựng, vi phạm số tầng,…); Thí điểm và hoàn thiện quy trình kiểm tra Trật tự xây dựng, hoạt động xây dựng,... Nhằm sớm phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các vi phạm từ giai đoạn ban đầu, để thuận lợi cho công tác xử lý,, khắc phục hậu quả; Giảm thiểu công trình vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng; Áp dụng các biện pháp buộc chủ đầu tư khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm (Ngừng thi công, tự tháo dỡ, cấp giấy phép xây dựng bổ sung,..).
- Công tác xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm. Chú trọng công tác đình chỉ thi công, tháo dỡ, cưỡng chế thi hành đối với các công trình xây dựng sai phép, trái phép, không xin giấy phép để đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đề nghị không cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông báo ngừng cung cấp điện, nước,…theo nội dung các Quy chế phối hợp và quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Hoàn chỉnh đội ngũ và lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động xây dựng. Phát triển đội ngũ về cả chuyên môn, tính chuyên nghiệp và đạo đức của cán bộ quản lý.
d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại
- Đảm bảo thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên nước và xây dựng công trình thủy lợi, chấn chỉnh công tác quản lý, phòng ngừa sai phạm tại các đơn vị được thanh tra.
- Góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hành vi sai phạm trong hoạt động xây dựng và hạn chế thất thoát lãng phí. Vốn đầu tư xây dựng công trình được sử dụng đúng kế hoạch, đúng mục đích. Chất lượng công trình được nâng cao, nâng cao mức đảm bảo