Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

1.3 Những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ

chứa trên thế giới

Khá nhiều quốc gia trên thế giới Bộ máy quản lý nhà nước được tổ chức khoa học, phân công trách nhiệm cụ thể chun lo cơng tác an tồn đập.

Ở Trung Quốc mọi cơng tác về an tồn đập do Bộ Thủy lợi quản lý, dù đập đó được đầu tư và quản lý sử dụng thuộc bất kỳ ngành nào. Ở Úc có Ủy ban An tồn đập quốc gia; Pakistan có tổ chức an toàn đập (DSO). Nhiều nước đưa an toàn đập thành luật. Đặc biệt ở khâu quản lý nhân sự được thực hiện nghiêm chỉnh, yêu cầu có năng lực

cao: chủ nhiệm thiết kế đập, chỉ huy và giám sát thi công đập phải là người đạt chứng chỉ ‘kỹ sư chuyên nghiệp (professional)’ do tổ chức thực sự có uy tín và thực sự có trách nhiệm công nhận. Tư vấn cho các cấp quyết định, từ trung ương đến địa phương, phải là các kỹ sư chuyên nghiệp với trách nhiệm rất rõ ràng.

Ở Nhật Bản quy định pháp lý về đảm bảo an tồn hồ chứa rất được Chính phủ quan tâm. Quy định về quy trình vận hành hồ chứa đa mục đích được bổ sung, cải tiến cho phù hợp với từng giai đoạn. Vào năm 1975, để tiết kiệm công sức vận hành hồ chứa, các hồ chứa có quy mơ nhỏ do cấp tỉnh quản lý tích cực áp dụng phương pháp tràn tự do. Năm 1976, quy trình vận hành có thể ứng xử lũ nhiều đỉnh đã được nghiên cứu và ban hành để ứng dụng trong thực tế. Năm 1997, luật sơng ngịi được sửa đổi, ngồi 2 chức năng trị thủy và thủy lợi, chức năng thứ 3, mơi trường sơng ngịi được quan tâm hơn. Do đó, quy trình vận hành nhu nhuyễn hồ chứa nhằm đạt được 3 chức năng trên được nghiên cứu và ứng dụng thử vào trong thực tế. Sau 3 năm ứng dụng thử vào thực tế, quy trình vận hành nhu nhuyễn (Bảo vệ mơi trường sơng) đã được ban hành và ứng dụng. Ngồi ra Vấn đề giảm đất cát ở hạ lưu sông do hồ chứa cũng được quan tâm. Vận hành xả đất cát của hồ và liên hồ đã được áp dụng từ năm 2001.

Giống như ở Việt Nam, các hồ chứa chuyên dùng như hồ thủy điện, thủy lợi đều được xây dựng mà khơng có dung lượng dùng để điều tiết lũ. Luật sơng ngòi mới Nhật (điều 44) đã cho phép các cơ quan quản lý sơng ngịi yêu cầu các đơn vị, tổ chức làm chủ của các hồ thủy lợi, thủy điện có đập cao hơn 15m phải có biện pháp thay thế các tính năng của sông mà việc xây dựng hồ chứa bị mất. Một trong những biện pháp cụ thể đã được dùng phổ biến là, đối với các hồ chứa thủy lợi làm gia tăng tốc độ truyền lũ, giảm khả năng chứa lũ của dịng sơng (do mực nước hồ cao hơn mực nước sơng trước khi có đập), phải gia tăng dung lượng hồ hay giảm mực nước chứa bình thường vào mùa lũ, hoặc xả nước trước khi lũ đến để có dung lượng trống để điều tiết lũ sao cho diễn biến của lưu lượng xả trễ hơn diễn biến lưu lượng vào hồ chứa (có nghĩa là làm cho tốc độ truyền lũ về hạ lưu chậm hơn như trước khi có đập).

Hệ thống quản lý Quốc tế về an toàn hồ đập ở một số nước phát triển được mơ tả cơ bản ở Hình 1.1 và 1.2 [11]:

Hình 1.1 Hệ thống quản lý nhà nước an tồn hồ đập trên thế giới

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống quản lý hồ chứa nước ở các nước phát triển

Nguồn: Tổng cục Thủy lợi 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)