Đơn vị: Số vụ
STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số vi phạm bảo vệ
đảm bảo an toàn hồ chứa 82 64 50
2 Hình thức xử phạt Lập biên bản đình chỉ thi cơng, khắc phục hậu quả Lập biên bản đình chỉ thi công, khắc phục hậu quả Lập biên bản đình chỉ thi công, khắc phục hậu quả - Được cấp có cẩm quyền cấp phép 3 2 2
- Trả lại hiện trạng ban đầu 5 7 4 - Dừng vi phạm nhưng chưa
khắc phục 74 = 90,2 % 55 = 85,9 % 34 = 68%
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên năm 2017
Số lượng các vụ vi phạm và tình hình xử lý vi phạm cơng tác bảo đảm an tồn hồ chứa còn được thể hiện tại bảng số 2.17. Từ 2015 đến hết năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 196 vụ vi phạm bảo vệ đảm bảo an toàn hồ chứa. Tuy nhiên việc thực hiện kết quả xử phạt vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, xử lý triệt để được được 23 vụ, đạt tỷ lệ 11,7%. Năm có số vụ vi phạm nhiều nhất là 2015 có 82 vụ, năm có số vụ vi phạm ít nhất là 2017 có 50 vụ. Tỷ lệ xử lý triệt để vi phạm mang tính răn đe không cao, số lượng các vụ tồn tại không giải quyết được cao nhất là năm 2015 với 90,2% , ít nhất năm 2017 là 68%.
Tình hình vi phạm trong phạm vi bảo vệ an toàn hồ chứa nước thường xuyên xảy ra với mức độ phức tạp và quy mô khác nhau ở tất cả các địa phương thuộc phạm vi bảo vệ hồ như: Lấn chiếm xây dựng trái phép cơng trình trong phạm vi bảo vệ đập hồ chứa, lập bến bãi để chứa vật liệu cát sỏi, tôn cao đường đi lại trong phạm vi bảo vệ lòng hồ, vận chuyển vật liệu trái phép trong lòng hồ, trồng cây lâu năm và khai thác cát sỏi, xây dựng nhà cửa lều quán... của các hộ dân sống trong lòng hồ và ven hồ đập,
đã tự ý san ủi đổ đất đá xuống lòng hồ, trong phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa. Cá biệt trong hành lang bảo vệ hồ chứa lại có một số hộ dân được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất như tại hồ chứa nước Núi Cốc trong các hộ vi phạm san lấp đường đi trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước, có 7 hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý, bảo vệ hồ chứa phát hiện các vụ vi phạm đã lập biên bản và kiến nghị chính quyền địa phương xử lý. Tuy nhiên mức độ xử lý chỉ dừng lại ở mức lập biên bản đình chỉ thi cơng, yêu cầu khắc phục hậu quả.
d. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế: tuy trình độ cán bộ đã được cải
thiện trong những năm gần đây nhưng chưa thực sự đáp ứng được tình hình thực tế. Cụ thể như sau:
- Nguồn nhân lực cán bộ quản lý Nhà nước cấp tỉnh phân bổ chưa đồng đều, chưa hợp lý với nhiệm vụ được giao. Sở Nơng nghiệp và PTNT có 05 đồng chí có chun mơn trong lĩnh vực thủy lợi có 04 đồng chí phụ trách quản lý cơng trình, chỉ có 01 đồng chí phụ trách cơng tác thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực thủy lợi không phải cơ cấu thủy lợi. Do vậy, lực lượng cán bộ phụ trách công tác đảm bảo an toàn hồ chứa rất mỏng, trong khi khối lượng cơng việc rất lớn. Ngồi việc phụ trách công tác đảm bảo an tồn hồ chứa, các đồng chí cịn phải làm việc kiêm nhiệm thêm nhiều lĩnh vực khác không phải chuyên ngành, nên ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa từ việc phụ trách hồ sơ, thủ tục hành chính, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm,... Vì vậy trong q trình thực hiện cơng tác thủ tục hành chính cịn rườm rà, thời gian giải quyết thủ tục hành chính cịn kéo dài. Các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các công việc như khâu thẩm định hồ sơ sửa chữa, giải quyết các đơn thư khiếu nại, xử phạt vi phạm hành chính,... dẫn đến hiệu quả làm việc khơng cao.
- Chi cục thủy lợi (tiền thân là chi cục đê điều) là đơn vị chức năng trực tiếp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa, mặc dù nhiều kỹ sư chuyên ngành thủy lợi nhưng nhiệm vụ và nhân lực chính của Chi cục lại là phụ trách các hạt
quản lý đê của 9 huyện thành thị của tỉnh, nên chỉ có 06 đồng chí phụ trách lĩnh vực quản lý đảm bảo an tồn hồ chứa. Những Cán bộ phụ trách giỏi, cơng tác lâu năm nay đã đến tuổi và về nghỉ hưu, nên cán bộ quản lý Nhà nước hiện nay đều là cán bộ trẻ do thi tuyển công chức trúng tuyển được cử công tác tại Chi cục, do vậy kiến thức chỉ dừng ở mức lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế, nắm bắt cịn sơ sài.
- Bên cạnh đó chất lượng cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, xã để đảm bảo an toàn hồ chứa là một vấn đề lớn hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực này chưa cao do đều cán bộ kiêm nhiệm, khơng có trình độ đại học chun ngành thủy lợi, chỉ được đào tạo qua lớp bồi dưỡng quản lý vận hành hồ chứa. Nếu khơng có chiến lược, chính sách và giải pháp hữu hiệu, kịp thời, đồng bộ để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý Nhà nước cấp cơ sở s ảnh hưởng lớn đến cơng tác thủy lợi nói chung và hiệu quả khai thác các cơng trình hồ chứa cả ở hiện tại và tương lai.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu, bộ máy tổ chức và mơ hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an toàn hồ chứa tỉnh Thái Nguyên hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định phân chia nhiệm vụ cho từng Sở, ban, ngành, và mỗi đơn vị phụ trách việc khai thác và bảo vệ hồ chứa và theoThông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã Tổ chức lại, chuyển đổi Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão thành Chi cục Thủy lợi. Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi u cầu các huyện phải củng cố và kiện toàn tổ chức dùng nước, nhưng do các huyện không thành lập được tổ hợp tác nên làm luôn nhiệm vụ kiêm nhiệm.
- Việc ban hành các quy định về thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, hệ thống pháp luật về đầu tư văn bản thường xuyên thay đổi, bổ sung một số nội dung cần phải xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp nên các ngành, các chủ đầu tư còn lúng túng trong q trình thực hiện. Ngồi ra giá vật liệu, hệ số nhân công, máy thi công, mức lương tối thiểu liên tục thay đổi nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức
đầu tư, tổng dự tốn gây khó khăn cho q trình thực hiện. Phía các cơ quan quản lý bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, chưa phù hợp với tiến độ và mức vốn của dự án đã được duyệt.
- Một số đơn vị tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong công tác lập quy hoạch, một số quy hoạch mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh. Quy trình cơng tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được quản lý một cách chặt ch . Cơng tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Ý thức, trách nhiệm của một số chủ đầu tư cịn hạn chế, khơng chủ động thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
- Hiện nay việc thực hiện an toàn hồ đập theo Nghị định 72/2007/NÐ-CP, muốn bảo đảm an tồn đập thì các giải pháp kỹ thuật từ khi khảo sát, lập hồ sơ, thi công xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được tiến hành ngay từ đầu và có cơ quan chuyên môn sâu thực hiện. Những cơ chế bảo đảm cho việc thực thi Nghị định 72 cũng không rõ ràng khi chưa phân định rõ trách nhiệm của chủ đập và chủ quản lý, do vậy chưa rõ trách nhiệm của chủ thể cấp kinh phí và chủ thể thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập như bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, kiểm định an toàn đập, sửa chữa, nâng cấp đập, lập phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du, cắm mốc phạm vi bảo vệ đập...Nguồn kinh phí cần để thực hiện kiểm định an tồn đập, lập quy trình vận hành, cắm mốc hành lang... 251 hồ chứa là rất lớn, nhưng chưa có quy định cụ thể về nguồn ngân sách thực hiện chương trình này.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra hiện nay chủ yếu tập trung vào việc thanh tra các cơng trình xây dựng để đảm bảo an tồn hồ chứa. Đối với việc vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình chỉ mang tính hình thức, chưa có chế tài chưa đủ mạnh để răn đe các đối tượng vi phạm.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn hồ chứa trong nhân dân còn nhiều hạn chế nên mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, hầu hết các vụ vi phạm thi công bằng phương tiện cơ giới, thời gian vi phạm diễn ra rất nhanh vì vậy việc phát hiện, ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn. Đến khi đơn vị chức năng vào cuộc thì khối lượng vi phạm đã rất lớn, chỉ dừng lại không vi phạm tiếp, hầu hết không khắc phục hậu quả hành vi vi phạm.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã đề cập đến tất cả các nội dung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an tồn hồ chứa từ đó làm căn cứ để so sánh với thực trạng quản lý nhà nước địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhận thấy tình hình quản lý hệ thống cơng trình hồ chứa trên địa bàn Thái Ngun khá phức tạp, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật về quy định đảm bảo an tồn hồ chứa cịn nhiều, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước cấp cơ sở cịn hạn chế, cơng tác thực hiện các dự án để nâng mức bảo đảm an toàn hồ chứa cịn chưa được hồn thiện,...Tuy vậy được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, lãnh đạo UBND tỉnh, hiện nay công tác chỉ đạo luôn theo sát thực tế diễn biến hiện trạng cơng trình, có những chỉ đạo kịp thời, có sự phối hợp chặt ch của các cấp chính quyền và các Sở, ngành liên quan để công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa ngày một tốt hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1 Định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1 Định hướng chung
Ngày 25 tháng 8 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quyết định số 2153/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên tầm nhìn đến 2030, trong đó có nêu rõ quy hoạch đối với lĩnh vực hạ tầng thủy lợi và điều hòa nguồn nước như sau:
- Tu sửa, nâng cấp, kiên cố các cơng trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo an tồn cho cơng trình, phịng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, áp dụng các biện pháp tưới giảm thất thoát nước; các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng nước. Lồng ghép biến đổi khí hậu vào các cơng trình hồ chứa, xét yêu cầu mở đập/tràn khi nước hồ ở dưới mực nước chết. Thực hiện giải pháp điều hịa nguồn nước đặc biệt là vào mùa khơ, nâng mực nước dâng hồ Núi Cốc và xây dựng lại quy trình vận hành hồ Núi Cốc phối hợp cùng hồ Nghinh Tường.
- Phát triển hạ tầng ngành nước theo hướng tăng dự trữ nguồn nước cho mùa khô, thông qua việc cải tạo nâng cấp một số hồ đập trọng yếu. Xây dựng mới một số hồ, đập dâng ở các huyện: Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai,...để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và điều hòa nước.
3.1.2 Định hướng quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa
a. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống hồ chứa
- Tiếp tục đầu tư hạng mục cơng trình, hồn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao
năng lực phòng chống thiên tai, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau, gắn với xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào đặc thù từng vùng và quy mơ hệ thống hồ chứa khu vực, mơ hình tổ chức hợp tác: hợp tác xã đa dịch vụ, hợp tác xã chỉ làm nhiệm vụ nước, tổ hợp tác,...Xây dựng chính sách đồng bộ để hỗ trợ, củng cố tổ chức, năng lực quản lý, khả năng tham gia quản lý, bảo vệ, khai thác dịch vụ từ hồ chứa nước nhằm phát triển bền vững thủy nông cơ sở.
b. Nâng cao mức đảm bảo an toàn hồ đập
- Tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn đập, đảm bảo quản lý chặt ch về an toàn đập từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành; tiếp tục rà sốt hồn thiện hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn thiết kế trong điều kiện biến đổi khí hậu; tiếp cận các kinh nghiệm quốc tế.
- Tăng cường đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu đập: tăng cường phối hợp liên ngành để dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu.
- Nâng cao năng lực dự báo mưa lũ, vận hành hồ chứa hợp lý, điều tiết xả lũ liên hồ chứa, tiến tới vận hành theo thời gian thực. Tăng cường thiết bị quan trắc; tăng khả năng xả lũ các hồ chứa lớn theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao khả năng xả lũ cho hồ chứa vừa và nhỏ, tiếp tục củng cố nâng cấp đập.
c. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát, điều chỉnh Chiến lược phòng, chống thiên tai phù hợp với Luật Thủy lợi, Luật Phòng chống thiên tai và yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra:
- Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai và kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho lưu vực sơng có chặn để xây hồ chứa. Xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện. Ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:Nâng cao năng lực thể chế cho Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp
+ Lập và rà soát quy hoạch, kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai; ưu tiên lập các bản đồ ngập lụt, bản đồ hiểm họa do bão lũ; lập quy trình vận hành các hồ chứa nước và cơng trình phịng chống lụt bão;
+ Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ, tăng cường lắp đặt các thiết bị quan trắc thông tin hồ chứa, quan trắc ngập, quan trắc lũ; phối hợp với Bộ Tài nguyên và mơi trường hồn chỉnh hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn;
+ Nâng cao nhận thức quản lý và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tăng