2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu, bộ máy tổ chức và mơ hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an toàn hồ chứa tỉnh Thái Nguyên hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định phân chia nhiệm vụ cho từng Sở, ban, ngành, và mỗi đơn vị phụ trách việc khai thác và bảo vệ hồ chứa và theoThông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã Tổ chức lại, chuyển đổi Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt, bão thành Chi cục Thủy lợi. Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi u cầu các huyện phải củng cố và kiện toàn tổ chức dùng nước, nhưng do các huyện không thành lập được tổ hợp tác nên làm luôn nhiệm vụ kiêm nhiệm.
- Việc ban hành các quy định về thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng ngày càng phức tạp, hệ thống pháp luật về đầu tư văn bản thường xuyên thay đổi, bổ sung một số nội dung cần phải xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp nên các ngành, các chủ đầu tư cịn lúng túng trong q trình thực hiện. Ngồi ra giá vật liệu, hệ số nhân công, máy thi công, mức lương tối thiểu liên tục thay đổi nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức
đầu tư, tổng dự tốn gây khó khăn cho q trình thực hiện. Phía các cơ quan quản lý bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, chưa phù hợp với tiến độ và mức vốn của dự án đã được duyệt.
- Một số đơn vị tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong cơng tác lập quy hoạch, một số quy hoạch mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh. Quy trình cơng tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được quản lý một cách chặt ch . Cơng tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Ý thức, trách nhiệm của một số chủ đầu tư cịn hạn chế, khơng chủ động thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
- Hiện nay việc thực hiện an toàn hồ đập theo Nghị định 72/2007/NÐ-CP, muốn bảo đảm an tồn đập thì các giải pháp kỹ thuật từ khi khảo sát, lập hồ sơ, thi công xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được tiến hành ngay từ đầu và có cơ quan chuyên môn sâu thực hiện. Những cơ chế bảo đảm cho việc thực thi Nghị định 72 cũng không rõ ràng khi chưa phân định rõ trách nhiệm của chủ đập và chủ quản lý, do vậy chưa rõ trách nhiệm của chủ thể cấp kinh phí và chủ thể thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập như bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, kiểm định an toàn đập, sửa chữa, nâng cấp đập, lập phương án phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du, cắm mốc phạm vi bảo vệ đập...Nguồn kinh phí cần để thực hiện kiểm định an tồn đập, lập quy trình vận hành, cắm mốc hành lang... 251 hồ chứa là rất lớn, nhưng chưa có quy định cụ thể về nguồn ngân sách thực hiện chương trình này.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra hiện nay chủ yếu tập trung vào việc thanh tra các cơng trình xây dựng để đảm bảo an toàn hồ chứa. Đối với việc vi phạm hành lang bảo vệ cơng trình chỉ mang tính hình thức, chưa có chế tài chưa đủ mạnh để răn đe các đối tượng vi phạm.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn hồ chứa trong nhân dân còn nhiều hạn chế nên mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, hầu hết các vụ vi phạm thi công bằng phương tiện cơ giới, thời gian vi phạm diễn ra rất nhanh vì vậy việc phát hiện, ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn. Đến khi đơn vị chức năng vào cuộc thì khối lượng vi phạm đã rất lớn, chỉ dừng lại không vi phạm tiếp, hầu hết không khắc phục hậu quả hành vi vi phạm.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã đề cập đến tất cả các nội dung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an tồn hồ chứa từ đó làm căn cứ để so sánh với thực trạng quản lý nhà nước địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhận thấy tình hình quản lý hệ thống cơng trình hồ chứa trên địa bàn Thái Ngun khá phức tạp, trong đó tình trạng vi phạm pháp luật về quy định đảm bảo an tồn hồ chứa cịn nhiều, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước cấp cơ sở cịn hạn chế, cơng tác thực hiện các dự án để nâng mức bảo đảm an toàn hồ chứa cịn chưa được hồn thiện,...Tuy vậy được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, lãnh đạo UBND tỉnh, hiện nay công tác chỉ đạo luôn theo sát thực tế diễn biến hiện trạng cơng trình, có những chỉ đạo kịp thời, có sự phối hợp chặt ch của các cấp chính quyền và các Sở, ngành liên quan để công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa ngày một tốt hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN