Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Thái Ngun có địa hình ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi, trung du khác, với đặc trưng là đồi núi xen k với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc – Nam và thấp dần xuống phía Nam. Độ cao trung bình ở các huyện của tỉnh dao động từ 30m đến 300m (trên mực nước biển); thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

2.1.1.2 Cơ cấu đất đai

Là tỉnh mang đặc điểm địa hình của vùng trung du miền núi Đơng Bắc có độ dốc cao, tầng phủ thực vật giảm, cường độ lũ lụt gia tăng nên đất đai ở Thái Ngun bị xói mịn mạnh. Tổng diện tích đất tự nhiên trên tồn tỉnh là 356.282 ha (năm 2016), với 5 nhóm đất chính là: Đất xám Ferrolit, đất xám có tầng loang lổ, đất phù sa chua, đất nâu đỏ và núi đá, trong đó:

Trong tổng diện tích đất đai tồn tỉnh, đất nơng nghiệp chiếm 83.21%, đất phi nông nghiệp chiếm 12,92% và đất chưa sử dụng chiếm 3.87%.

Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ lệ %; độ cao: m

TT Loại đất Diện tích chiếm so với diện tích đất tự nhiên Độ cao

(m)

1 Đất núi 48,4% Trên 200m

2 Đất đồi 31,4% Từ 150m đến 200m 3 Đất ruộng 20,2% Phân bố dọc theo các con suối

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Thái Ngun có 3 hệ thống gió mùa (gió mùa Đơng Bắc Á, gió mùa Đơng Nam Châu Á, gió mùa Nam Châu Á), nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc có đặc điểm 2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, có nguồn bức xạ nhiệt lớn và tổng bức xạ hàng năm khơng chênh lệch nhau nhiều và gió tín phong hoạt động nhưng bị thay đổi do có hoạt động của gió mùa châu Á tạo nên một mùa nóng ẩm và một mùa lạnh.

* Chế độ mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa từtháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Trong đó, lượng mưa mùa mưa chiếm 75 – 83 % tổng lượng mưa năm, lượng mưa mùa khô chiếm 20 – 25 % tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khoảng 1.300- 2.000 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian, cao nhất vào tháng VIII và thấp nhất vào tháng I. Thái Ngun có 2 trạm đo khí tượng đang hoạt động đó là trạm Thái Nguyên và Định Hóa. Mặc dù tỉnh Thái Ngun chỉ có 2 trạm đo khí tượng, nhưng mạng lưới trạm đo mưa lại khá dày có 12 trạm đo mưa. Lượng mưa phân bố trên địa bàn của tỉnh biến đổi giữa các vùng khá rõ rệt, từ 1.500mm đến trên 2.000mm

* Lượng bốc hơi

Qua số liệu thống kê tại các trạm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhận thấy lượng bốc hơi của tỉnh trung bình đạt 870 mm/năm. Khu vực bốc hơi mạnh nhất nằm ở thành phố Thái Nguyên cũng là khu vực có nhiệt độ cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

* Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm trên khu vực tỉnh Thái Nguyên tương đối cao, tất cả các tháng trong năm đều có độ ẩm >75%, tháng có độ ẩm lớn nhất rơi vào tháng VIII trùng với mùa mưa, tháng có độ ẩm thấp nhất thường vào tháng XII, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc hơi.

* Gió : Khí hậu ở Thái Ngun có 4 mùa, trong đó mùa đơng và hè là 2 mùa chủ đạo,

hai mùa xuân và thu là các mùa chuyển tiếp. Vào mùa đơng, gió có hướng chủ đạo là Bắc và Đơng Bắc. Mùa hè, hướng gió chủ đạo là Nam và Đơng Nam.Tốc độ gió trung bình trong các tháng khoảng từ 1,2 – 1,6 m/s. Tốc độ gió lớn nhất dao động trong khoảng từ 10 – 24 m/s.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)