2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn
2.3.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3.3.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa.
UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi đã chỉ đạo Công ty TNHHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa theo chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và PTNT như sau:
- Tổ chức họp triển khai và thực hiện Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 9-10-2009 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050;
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 899/QĐ-Ttg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi;
- Chỉ đạo thực hiện quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi";
- Thực hiện chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 3181/QĐ-BNN-TCTL ngày 10 tháng 08 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an tồn đập, hồ chứa nước của Bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo thực hiện Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Thực hiện Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ và của Bộ Nơng nghiệp về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước.
Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các chiến lược, kế hoạch đảm bảo an tồn hồ chứa theo hướng dẫn của Chính phủ về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đảm bảo an tồn hồ chứa, Sở Nơng nghiệp và PTNT Thái Nguyên đã tham mưu và UBND tỉnh đã triển khai một số hoạt động:
- UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trương xây dựng các Kế hoạch để đảm bảo an toàn hồ chứa nước theo hướng sau: Biến đổi khí hậu khiến tần suất bão lũ ngày càng gia tăng, hạn hán, sạt lở đất,… tác động lớn đến nguồn nước làm thay đổi chiến lược phát triển các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, cần phải đổi mới để khắc phục. Thái Nguyên không thể phát triển hồ chứa nước lớn thì phải nghiên cứu phát triển hệ thống hồ chứa vừa và nhỏ, trong đó cần tính đến giải pháp hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống trữ nước quy mô nhỏ nhằm bổ sung cho nguồn nước ngầm…
quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trong đó nêu rõ: "Tu sửa, nâng cấp, kiên cố các cơng trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an tồn cho cơng trình, phịng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng mới một số hồ, đập dâng ở các huyện: Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai,... để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và điều hịa nước. Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, áp dụng các biện pháp tưới giảm thất thoát nước; các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng nước. Lồng ghép biến đổi khí hậu vào các cơng trình hồ chứa, xét yêu cầu mở đập/tràn khi nước hồ ở dưới mực nước chết. Thực hiện giải pháp điều hòa nguồn nước đặc biệt là vào mùa khô, nâng mực nước dâng hồ Núi Cốc và xây dựng lại quy trình vận hành Hồ Núi Cốc phối hợp cùng hồ Nghinh Tường"
- Chỉ đạo Sở Nông Nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát lại Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2015 để lập Quy hoạch Thủy lợi 2016 - 2025, định hướng đến 2035. Việc xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh phải phục vụ nhiều mục tiêu, ngành kinh tế, trong đó chú trọng vấn đề cấp nguồn cho sản xuất nước sạch sinh hoạt, bảo vệ môi trường.
- Thực hiện Đề án Phân cấp quản lý khai thác các hồ chứa và được phê duyệt tại quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên từ 01/7/2018 khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành, đồng thời thực hiện theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, văn bản số 5161/BNN-TCTL ngày 09/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 129/2017/NĐ-CP. UBND tỉnh đã chỉ đạo và Sở Nông nghiệp và PTNT đang tham mưu UBND tỉnh để xây dựng và ban hành các đề án và kế hoạch: Đề án Phân cấp lại tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
theo Luật Thủy lợi; Đề án Nâng cao cơng tác quản lý an tồn đập, hồ chứa nước thủy lợi; Đề án phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi, Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hồ chứa nước,...
- Đồng thời UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài Nguyên môi trường phối hợp cùng Sở Nông nghiệp xây dựng và tham mưu để UBND tỉnh ban hành kế hoạch: hành lang bảo vệ nguồn nước, Kế hoạch tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực; Kế hoạch xử lý vi phạm hồ chứa nước; Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả, chất lượng cấp nước sinh hoạt nơng thơn.
- Nhận định diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu và sự suy giảm của chất lượng rừng, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản yêu cầu nghiêm tục thực hiện chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển: yêu cầu, đối với những hồ chứa đã quá xuống cấp phải chủ động phương án khơng tích nước, thậm chí phải tính đến phương án phá đập tràn trước mùa mưa lũ. Về tổ chức bộ máy, cần chú trọng việc phân cấp quản lý trong bối cảnh địa phương, phải dành nguồn lực nhất định để củng cố năng lực quản lý sau đó phân cấp trở lại đúng hướng, nếu khơng đủ năng lực thì khơng phân cấp.
- Trước, trong và sau mỗi mùa mưa bão đều có văn bản chỉ đạo các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác có kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa như: yêu cầu, đối với những hồ chứa đã quá xuống cấp phải chủ động phương án khơng tích nước, thậm chí phải tính đến phương án phá đập tràn trước mùa mưa lũ. Về tổ chức bộ máy, cần chú trọng việc phân cấp quản lý trong bối cảnh địa phương, phải dành nguồn lực nhất định để củng cố năng lực quản lý sau đó phân cấp trở lại đúng hướng, nếu khơng đủ năng lực thì khơng phân cấp.
Năm 2015, UBND tỉnh ban hành 30 văn bản, năm 2016 là 40 văn bản, hơn 10 văn bản so với năm 2015 (33,3%), năm 2017 là 60 văn bản hơn năm 2017 là 20 văn bản (hơn 50%); Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2015 là 35 văn bản, năm 2016 là 50 văn bản (hơn năm trước 42,9%), năm 2017 ban hành 80 văn bản hơn năm 2017 là 30 văn bản ( hơn năm trước 60%); Chi cục Thủy lợi năm 2015 ban hành 35 văn bản, năm 2016 là 55 văn bản (hơn 57,1%), năm 2017 ban hành 85 văn bản, hơn năm 2016 là 30 văn bản (hơn 54,5%).
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp số lượng văn bản chỉ đạo đảm bảo an toàn hồ chứa Đơn vị: Số lần Đơn vị: Số lần STT Cấp ban hành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 (+,-) % (+,-) % 1 UBND tỉnh 30 40 60 10 33,3 20 50,0 2 Sở Nông nghiệp và PTNT 35 50 80 15 42,9 30 60,0
3 Chi cục Thủy lợi 35 55 85 20 57,1 30 54,5
Cộng 100 145 225
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên năm 2017
Qua đây nhận thấy, số lượng văn bản ban hành chỉ đạo năm 2017 Thái Nguyên tăng cao do tình hình thời tiết Thái Nguyên năm 2017 diễn biến phức tạp, toàn tỉnh đã xảy ra 7 đợt mưa vừa, mưa to. Đồng thời qua kiểm tra trước mùa mưa bão Thái Nguyên có 15 hồ bị thấm, trong đó có 4 hồ thấm nặng là: Hồ Núi Cốc, Hồ Nà Tấc, hồ Nước Hai, hồ Hố Chuối. Qua đây cho thấy lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm tới việc đảm bảo an toàn hồ chứa, thể hiện ở số lượng ban hành các văn bản chỉ đạo năm sau cao hơn năm trước, ln theo sát diễn biến tình hình.
2.3.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hồ chứa.
a. Tổ chức thực thi các văn bản Quy phạm pháp luật của Trung ương
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện các văn bản Quy phạm pháp luật của Trung ương đảm bảo an toàn hồ chứa. Song song với việc thực hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục thủy lợi mở các lớp bồi dưỡng kiến thức Pháp luật cho tổ chức, cá nhân khai thác và bảo vệ hồ chứa qua đó từng bước nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh gồm:
- Thực hiện quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước nói chung và hồ chứa theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ hồ chứa nước (Số 32/2001/PL-UBTVQH10, ngày 04/04/2001), nay đã được sửa đổi thành Luật Thuỷ lợi ban hành tháng 6/2017;
- Luật phòng chống thiên tai 33/2013/QH 13 ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013.
- Thực hiện Luật Tài nguyên nước (số 17/2012/QH13) được Quốc hội thơng qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013: Nhằm khắc phục những bất cập, mở đường cho các hoạt động hướng đến mục tiêu bảo vệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm, phát triển bền vững Tài nguyên nước quốc gia, tạo động lực phát triển bền vững nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Thực hiện Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa nước thủy lợi.
- Thực hiện Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ về Quản lý an tồn đập, hồ chứa nước.
- Thực hiện Thơng tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 hướng dẫn kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp của cơng trình và Văn bản số 4236/BNN-XD của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc nghiệm thu bàn giao cơng trình hồ chứa nước.
b. Xây dựng và thực thi các văn bản Quy phạm pháp luật của tỉnh ban hành
UBND tỉnh cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, văn bản quản lý giải quyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn hồ chứa như:
- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014
Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu đối với các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Ban hành quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 06/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020.
- Ban hành quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình nơng thơn mới tỉnh Thái Ngun giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 12/11/2009 của của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Ban hành Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 09/8/2012 về việc ban hành quy định quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quy định các hoạt động vể quản lý, bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Từ năm 2008 tỉnh Thái nguyên đã chỉ đạo các đơn vị quản lý cơng trình rà sốt tồn bộ các cơng trình trên địa bàn, kiểm tra cơng trình trước và sau lũ, lập kế hoạch sửa chữa kịp thời các cơng trình xuống cấp nặng, đảm bảo cơng trình hoạt động an toàn trong mùa mưa lũ. Đồng thời lập phương án và sẵn sàng ứng cứu phòng chống lụt bão cụ thể cho từng cơng trình hồ chứa. Nhìn chung, trong thời gian qua, cơng tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.
2.3.3.3 Cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa
Thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các hồ chứa thực hiện theo nguyên tắc phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan, khơng chia cắt theo ranh giới hành chính. Việc phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị theo quy định nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa, phát triển nơng thơn; phịng, chống thiên tai; quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai, thực hiện Quy định đảm bảo an toàn hồ chứa; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ hồ chứa nước; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước.
- Đôn đốc, kiểm tra Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ các hồ chứa được giao theo quy định; kiểm tra việc thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
- Tăng cường thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ hồ chứa nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ hồ