Đơn vị: số lượng: hồ; diện tích: ha
TT Đơn vị hành chính
Số lượng Diện tích tưới
Tổng Cấp tỉnh Quản lý huyện, Cấp TP, TX Tổng Cấp tỉnh quản lý Cấp huyện, TP, TX 1 TP Thái Nguyên 15 2 13 12.263 12.065 198,0 2 H. Định Hóa 37 7 31 2.517,1 1.853,0 664,1 3 H. Đại Từ 39 9 29 3.183,2 2.254,0 929,2 4 H. Đồng Hỷ 28 7 21 901,5 482,5 419,0 5 H. Phú Bình 49 4 45 1.474,0 470,0 1.004,0 6 H. Phú Lương 65 6 59 2.055,5 467,0 1.588,5 7 H.Võ Nhai 8 2 6 524,0 385,0 139,0 8 TP Sông Công 3 1 2 399,0 359,0 40,0 9 TX Phổ Yên 7 2 5 1.162,7 1.009,0 153,7 Tổng cộng 251 40 211 24.480,0 19.344,5 5.135,5
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên 2017
Theo thống kê tỉnh Thái Nguyên có 251 hồ chứa nước, thiết kế tưới cho 24.480 ha lúa chiếm 54,09 % diện tích lúa toàn tỉnh, ngoài ra còn tưới cho hơn 5.476 ha cây rau màu góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Đặc biệt trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống hồ chứa nước quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây
dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Nước Hai, hồ chứa nước Đồng Tâm... để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.2.2 Hồ chứa nước đã góp phần quan trọng trong phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn....
Với 251 hồ chứa, hệ thống các hồ chứa trên toàn tỉnh đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng cùng với các hồ chứa đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn. Các hồ chứa còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, xả về hạ lưu bổ sung mực nước cho các sông hồ như: hồ Núi Cốc bổ sung nguồn nước qua Sông Cầu tưới cho hệ thống Thác Huống từ 10-15 triệu m3/năm vào những thời kỳ căng thẳng vụ xuân, hồ Nước Hai bổ sung nguồn nước cấp cho đập Bến Đông – Đồng Muốn, Hồ Bảo Linh cấp bổ sung nguồn nước điều tiết mực nước trong Hồ Lê Lợi...
2.2.2.3 Hồ chứa đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn.
Toàn tỉnh hiện nay có TP Thái Nguyên, TP Sông Công, Phường Ba Hàng (TX Phổ Yên), thị trấn Chợ Chu (Định Hóa), thị trấn Úc Sơn (Phú Bình) là có hệ thống cấp nước tập trung. Riêng hệ thống Hồ Núi Cốc đã cấp nước thô cho toàn bộ Nhà máy nước sạch Tích Lương với công suất 30.000 m3/ngày đêm cho 49.125 hộ của Thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra Hồ chứa nước Núi Cốc còn cấp nước cho Nhà Máy nước Yên Bình phục vụ cho thị xã Phổ Yên, Khu công nghiệp Yên Bình, Cụm công nghiệp Nam Phổ Yên với công suất 150.000 m3/ngày đêm, bổ sung nguồn nước cấp cho Nhà máy nước Sông Công qua sông Công vào mùa kiệt.
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống hồ chứa đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi như Định Hóa, Võ Nhai đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống nước do hồ chứa cung cấp đi qua. Những công trình thuỷ lợi tạo nguồn nước cho sinh hoạt điển
hình như hồ Bảo Linh, Hồ Gò Miếu, Hồ Quán Ch , Hồ Ghềnh Chè... đã tạo nguồn nước sinh hoạt cho hàng ngàn dân nông thôn nhất là trong mùa khô.
2.2.2.4 Hồ chứa nước thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh tế
Thái Nguyên có diện tích hồ chứa nước khá lớn, với 251 hồ trên 9 huyện và thành phố và thị xã, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và cũng là nguồn cung cấp nước cho các ao hồ để nuôi trông thủy sản.
Hiện nay diện tích mặt nước hồ có thể nuôi trồng thủy sản của Thái Nguyên khoảng 3.665 ha, tập trung chủ yếu ở 5 loại hình: ao, hồ nhỏ dưới 1ha là 2.095 ha, các hồ (1-5 ha) khoảng 401 ha; các hồ với diện tích (5-10 ha) khoảng 300 ha; hồ với diện tích trên 10 ha khoảng 2.860 ha. Khoảng 1.000 ha ruộng cấy có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các hồ chứa chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nên chỉ sau 1 thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt, một số hồ mang tính chất tự phát với quy mô nhỏ như hồ Suối Lạnh, Hồ Cây Si, hồ Phượng Hoàng...Nuôi trồng thủy sản từ hồ chứa là một tiềm năng lớn nhưng chưa được quan tâm tổ chức, đầu tư, và đầu tư đúng mức trong khi có thểs góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện để sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên.
2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh
2.3.1 Thực trạng an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Theo báo cáo đánh giá hiện trạng hồ chứa năm 2017 của Chi cục thuỷ lợi Thái Nguyên, thực trạng các hồ chứa như sau:
- Mức đảm bảo an toàn của hồ chứa chưa cao
Đập: trên địa bàn các tỉnh có 211 hồ chứa đập đất bị sạt lở mái thượng lưu. Rò rỉ và thấm qua thân đập, ở nền, hoặc hai vai là 235 hồ, thấm nặng 7 hồ còn lại là những hồ ở mức độ qthấm nhẹ, ổn định. Theo thống kê có 6/34 hồ chứa có thiết bị thoát nước đập
chính bị tắc.
Tràn xả lũ: Kích thước tràn xả lũ thiên nhỏ, mô hình thiết kế lũ không còn phù hợp với tình hình mưa lũ hiện nay. Đặc biệt là rừng đầu nguồn bị phá đã làm cho dòng chảy tập trung nhanh hơn, đe doạ an toàn đập về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô làm cho hồ không phục vụ tốt mục tiêu cấp nước. Trong các hồ chứa trên chỉ có hồ Núi Cốc có tràn xả lũ cửa van điều tiết, có quy trình vận hành. Còn lại là tràn tự do. Có 35 hồ chứa mặt tràn được gia cố thì số tràn bị xói lở thân tràn, đuôi tràn, tiêu năng là 10 cái. Trong đó có 4 tràn bị xói lở nặng, 6 tràn bị thấm qua nền nên nhẹ hơn. Còn lại là tràn đất sau mỗi mùa mưa bão đều đã bị xói lở, bị thấm qua thân tràn hoặc hạ lưu bị xói lở làm tăng nguy cơ sự cố, gây mất an toàn công trình, không đảm bảo an toàn hạ du khi thiên tai bất ngờ.
Cống lấy nước: Cống lấy nước các hồ chứa chủ yếu là cống dạng bậc thang, cống xiên được xây dựng từ nhiều thập niên trước, hiện nay kết cấu xây đều bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn các đáy cống bị xói, thấm qua mang cống, hay hỏng tiêu năng, kẹt hoặc gãy cửa điều tiết …
- Công trình phục vụ cho quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa còn nhiều hạn chế
Theo báo cáo đánh giá của Chi cục thuỷ lợi thì hầu hết các đập của hồ chứa thì đường quản lýchưa đảm bảo cho xe cơ giới tiếp cận để kiểm tra, ứng cứu khi công trình có sự cố, thậm chí một số hồ chứa ở vùng sâu, vùng xa khi có lũ lớn bất ngờ bị chia cắt, đường quản lý bị ngập sâu rất khó tiếp cận như hồ Ghềnh Chè, hồ Nà Tấc...
Các phương tiện thông tin, liên lạc, thiết bị quan trắc chưa được trang bị đầy đủ, dẫn đến khó khăn trong chỉ huy điều hành nhất là trong mùa mưa lũ. Tất cả các hồ chứa chưa được trang bị thiết bị cảnh báo lũ, chưa có bản đồ ngập lụt vùng hạ du,... Nhà quản lý, các trang thiết bị phục vụ cho quản lý hầu hết đều thiếu, không đảm bảo tiêu chuẩn qui định. Hiện nay chỉ có 50/251 hồ chứa nước có nhà quản lý.
2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn
- UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn toàn tỉnh: ban hành theo thẩm quyền các quyết định về đảm bảo an toàn hồ chứa; tổ chức lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch
thủy lợi; cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép; thanh tra, kiểm tra...
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên là đầu mối giúp việc để UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa.
- Chi cục Thủy lợi là đơn vị quản lý hành chính thuộc lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời làm nhiệm vụ thường trực Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh.
Ghi chú:
Quản lý nhà nước:
Quản lý chuyên môn nghiệp vụ: Quyết định thành lập : Hợp đồng kinh tế:
Hình 2.3 Tổng quát tổ chức quản lý hệ thống hồ chứa nước của tỉnh
Sở Nông nghiệp & PTNT
Công ty TNHH MTV KTTL TN
Chi cục Thủy lợi
Tổ chức dùng nước UBND cấp xã, phường Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) UBND tỉnh Thái Nguyên
Người nông dân UBND cấp huyện,Thành
- Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 như sau: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên trực tiếp quản lý khai thác 40 hồ chứa có chiều đập cao ≥ 15 m hoặc diện tích tưới ≥ 50 ha, 211 hồ chứa còn lại giao cho UBND các huyện, thành phố, thị xã, các công trình này lại được giao cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý.
- Cấp huyện (cấp thị xã, thành phố) thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh: tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch thủy lợi; phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo an toàn hồ chứa; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo...
- Cấp xã (phường): UBND xã (phường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn mình quản lý như: tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi theo quy hoạch đã được phê duyệt; huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi hồ chứa xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình hồ chứa,...
2.3.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3.3.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa.
UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi đã chỉ đạo Công ty TNHHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa theo chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau:
- Tổ chức họp triển khai và thực hiện Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 9-10-2009 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050;
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 899/QĐ-Ttg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi;
- Chỉ đạo thực hiện quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi";
- Thực hiện chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
- Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 3181/QĐ-BNN-TCTL ngày 10 tháng 08 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo thực hiện Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Thực hiện Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước.
Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa theo hướng dẫn của Chính phủ về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên đã tham mưu và UBND tỉnh đã triển khai một số hoạt động:
- UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trương xây dựng các Kế hoạch để đảm bảo an toàn hồ chứa nước theo hướng sau: Biến đổi khí hậu khiến tần suất bão lũ ngày càng gia tăng, hạn hán, sạt lở đất,… tác động lớn đến nguồn nước làm thay đổi chiến lược phát triển các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, cần phải đổi mới để khắc phục. Thái Nguyên không thể phát triển hồ chứa nước lớn thì phải nghiên cứu phát triển hệ thống hồ chứa vừa và nhỏ, trong đó cần tính đến giải pháp hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống trữ nước quy mô nhỏ nhằm bổ sung cho nguồn nước ngầm…
quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trong đó nêu rõ: "Tu sửa, nâng cấp, kiên cố các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho công trình, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng mới một số hồ, đập dâng ở các huyện: Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai,... để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và điều hòa nước. Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, áp dụng các biện pháp tưới giảm thất thoát nước; các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng nước. Lồng ghép biến đổi khí hậu vào các công trình hồ chứa, xét yêu cầu mở đập/tràn khi nước hồ ở dưới mực nước chết. Thực hiện giải pháp điều hòa nguồn nước đặc biệt là vào mùa khô, nâng mực nước dâng hồ Núi Cốc và xây dựng lại quy trình vận hành Hồ Núi Cốc phối hợp cùng hồ Nghinh Tường"
- Chỉ đạo Sở Nông Nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát lại Quy hoạch xây dựng và phát