1.2.1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa
Thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan vì vậy cần xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa theo hướng thích ứng, có chiến lược phòng chống thiên tai. Cần bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông và các địa phương với sự phối hợp chặt ch với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành khác. Lập kế hoạch quy hoạch thủy lợi tổng thể vùng; quy hoạch lũ; quy hoạch thủy lợi chống ngập... đảm bảo an toàn hồ chứa. Cùng với đó là việc xây dựng các đề án huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi và thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo đảm tính khả thi khi triển khai phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng.
1.2.1.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo an toàn hồ chứa.
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang được cả nước quan tâm. Việc Quốc hội thông qua Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 năm 2017 đã góp phần hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về tài nguyên và môi trường. Ðể vận hành được an toàn hồ đập, điều kiện cần và đủ chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn hồ đập cần tiếp tục hoàn thiện đủ mạnh, đi kèm với chế tài phân định cụ thể, hoàn thiện, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn.
Cần rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa; phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa; bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý an toàn đập; rà soát, quy định chặt ch về năng lực của tổ chức tư vấn, cơ quan quản lý dự án và nhà thầu thi công
công trình hồ chứa để nâng cao chất lượng công trình; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với công tác quản lý đầu tư, xây dựng hồ chứa. Cập nhật, điều chỉnh quy trình vận hành để đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
1.2.1.3 Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ hồ chứa
Quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung, công trình hồ chứa nói riêng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng của nước ta đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng; năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước được nâng lên một bước...
Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng [7].
Hồ sơ mỗi công trình, hạng mục công trình đều được lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, bảo trì công trình, kiểm tra, giám định công trình khi công trình có sự cố kỹ thuật hoặc khi có yêu cầu, và giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến công trình. Hồ sơ lưu trữ gồm: Hồ sơ dựa án đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật - Bản v thi công, Hồ sơ hoàn công, Hồ sơ thanh quyết toán công trình… thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về lưu trữ.
1.2.1.4 Cấp, thu hồi các loại giấy phép để đảm bảo an toàn hồ chứa
Việc bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong quản lý, khai thác. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi [8].
Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định [ 9]. Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước [10].
Các hoạt động nằm trong hành lang bảo vệ công trình hồ chứa nước, hành lang bảo vệ nguồn nước đều cần có giấy phép hoạt động nhằm mục địch ngăn ngừa những tác hại của hoạt động này gây ra tổn hại đến chất lượng nguồn nước và an toàn hồ đập. Tùy thuộc vào phân cấp hồ chứa thì thẩm quyền quyết định việc cấp,gia hạn, thu hồi các loại giấy phép cũng khác nhau.
1.2.1.5 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đảm bảo an toàn hồ chứa
Bản chất của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Trong công tác đảm bảo an toàn hồ chứa cũng vậy. Hiện nay các hồ chứa được khai thác tổng hợp theo hướng đa mục tiêu không chỉ có sự giám sát của cấp trên mà có sự vào cuộc của các cấp chính quyền đặc biệt là người dân, những người giám sát việc thực hiện và cũng xảy ra nhiều tranh chấp khiếu nại nên trong quá trình quản lý hoạt động việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo cần phải thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đảm bảo an toàn hồ chứa thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa; Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
1.2.1.6 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động đảm bảo an toàn hồ chứa nước
về an toàn hồ chứa, nhất là những hồ chứa có dung tích lớn. Công tác quản lý, điều hành đảm bảo an toàn công trình và hạ du ngày càng phức tạp, khó lường thì tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đập càng lớn. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý xây dựng, quản lý, vận hành hồ chứa s phần nào điều tiết an toàn hồ đập, đưa ra cảnh báo kịp thời, tránh được tối đa mức thiệt hại.
Đồng thời phải hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu tại cơ quan Trung ương; chuyển giao cơ sở dữ liệu cho các địa phương điều hành theo hình thức xây dựng Trung tâm quản lý an toàn hồ chứa gắn với cơ quan phòng, chống thiên tai của các tỉnh.
Các đề tài nghiên cứu khoa học cần đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu trong lĩnh vực thuỷ văn và tài nguyên để phục vụ thực tế yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an toàn hồ đập
Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động đảm bảo an toàn hồ chứa nước gồm:
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa,lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở hồ chứa nước, bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động phát triển trên lưu vực sông để phục vụ hoạt động thủy lợi.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm và tái sử dụng nước.
- Ưu tiên nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hồ chứa nước, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
1.2.1.7 Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo an toàn hồ chứa
Để quản lý, khai thác và bảo vệ tốt các công trình hiện có, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy cần coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ đập, từ đó mạnh dạn sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.
Có kế hoạch tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới nhằm tổ chức tốt việc quản lý, vận hành và phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình để có biện pháp xử lý kịp thời. Nâng cao năng lực cho Công ty khai thác hồ