Nội dung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26)

1.2 Quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa

1.2.1 Nội dung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa

1.2.1.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa

Thời tiết, thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan vì vậy cần xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa theo hướng thích ứng, có chiến lược phịng chống thiên tai. Cần bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông và các địa phương với sự phối hợp chặt ch với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành khác. Lập kế hoạch quy hoạch thủy lợi tổng thể vùng; quy hoạch lũ; quy hoạch thủy lợi chống ngập... đảm bảo an tồn hồ chứa. Cùng với đó là việc xây dựng các đề án huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi và thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo đảm tính khả thi khi triển khai phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng.

1.2.1.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo an tồn hồ chứa.

Cơng tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang được cả nước quan tâm. Việc Quốc hội thông qua Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 năm 2017 đã góp phần hồn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về tài nguyên và môi trường. Ðể vận hành được an tồn hồ đập, điều kiện cần và đủ chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn hồ đập cần tiếp tục hoàn thiện đủ mạnh, đi kèm với chế tài phân định cụ thể, hoàn thiện, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn.

Cần rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa; phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc quản lý đầu tư xây dựng các cơng trình hồ chứa; bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý an tồn đập; rà sốt, quy định chặt ch về năng lực của tổ chức tư vấn, cơ quan quản lý dự án và nhà thầu thi cơng

cơng trình hồ chứa để nâng cao chất lượng cơng trình; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với công tác quản lý đầu tư, xây dựng hồ chứa. Cập nhật, điều chỉnh quy trình vận hành để đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.

1.2.1.3 Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ hồ chứa

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói chung, cơng trình hồ chứa nói riêng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định pháp luật có liên quan trong q trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình và khai thác, sử dụng cơng trình nhằm đảm bảo các u cầu về chất lượng và an toàn của cơng trình. Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng của nước ta đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng; năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong nước được nâng lên một bước...

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng trong cơng tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu cơng trình xây dựng; quy định về quản lý an tồn, giải quyết sự cố trong thi cơng xây dựng, khai thác và sử dụng cơng trình xây dựng; quy định về bảo hành cơng trình xây dựng [7].

Hồ sơ mỗi cơng trình, hạng mục cơng trình đều được lưu trữ nhằm phục vụ cho cơng tác quản lý, nghiên cứu, bảo trì cơng trình, kiểm tra, giám định cơng trình khi cơng trình có sự cố kỹ thuật hoặc khi có yêu cầu, và giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến cơng trình. Hồ sơ lưu trữ gồm: Hồ sơ dựa án đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật - Bản v thi cơng, Hồ sơ hồn cơng, Hồ sơ thanh quyết tốn cơng trình… thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về lưu trữ.

1.2.1.4 Cấp, thu hồi các loại giấy phép để đảm bảo an toàn hồ chứa

Việc bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong quản lý, khai thác. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi [8].

Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định [ 9]. Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước [10].

Các hoạt động nằm trong hành lang bảo vệ cơng trình hồ chứa nước, hành lang bảo vệ nguồn nước đều cần có giấy phép hoạt động nhằm mục địch ngăn ngừa những tác hại của hoạt động này gây ra tổn hại đến chất lượng nguồn nước và an toàn hồ đập. Tùy thuộc vào phân cấp hồ chứa thì thẩm quyền quyết định việc cấp,gia hạn, thu hồi các loại giấy phép cũng khác nhau.

1.2.1.5 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đảm bảo an toàn hồ chứa

Bản chất của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Trong cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa cũng vậy. Hiện nay các hồ chứa được khai thác tổng hợp theo hướng đa mục tiêu khơng chỉ có sự giám sát của cấp trên mà có sự vào cuộc của các cấp chính quyền đặc biệt là người dân, những người giám sát việc thực hiện và cũng xảy ra nhiều tranh chấp khiếu nại nên trong quá trình quản lý hoạt động việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo cần phải thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đảm bảo an toàn hồ chứa thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa; Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa.

1.2.1.6 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động đảm bảo an toàn hồ chứa nước

về an toàn hồ chứa, nhất là những hồ chứa có dung tích lớn. Công tác quản lý, điều hành đảm bảo an tồn cơng trình và hạ du ngày càng phức tạp, khó lường thì tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn hồ đập càng lớn. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý xây dựng, quản lý, vận hành hồ chứa s phần nào điều tiết an toàn hồ đập, đưa ra cảnh báo kịp thời, tránh được tối đa mức thiệt hại.

Đồng thời phải hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu tại cơ quan Trung ương; chuyển giao cơ sở dữ liệu cho các địa phương điều hành theo hình thức xây dựng Trung tâm quản lý an tồn hồ chứa gắn với cơ quan phịng, chống thiên tai của các tỉnh.

Các đề tài nghiên cứu khoa học cần đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu trong lĩnh vực thuỷ văn và tài nguyên để phục vụ thực tế yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an toàn hồ đập

Tổ chức nghiên cứu khoa học và cơng nghệ trong hoạt động đảm bảo an tồn hồ chứa nước gồm:

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở hồ chứa nước, bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động phát triển trên lưu vực sông để phục vụ hoạt động thủy lợi.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm và tái sử dụng nước.

- Ưu tiên nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hồ chứa nước, phịng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

1.2.1.7 Đào tạo nguồn nhân lực cho cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa

Để quản lý, khai thác và bảo vệ tốt các cơng trình hiện có, chất lượng nguồn nhân lực có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng. Do vậy cần coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ đập, từ đó mạnh dạn sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Có kế hoạch tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý mang tính chun nghiệp, chun mơn hóa, đáp ứng u cầu trong tình hình mới nhằm tổ chức tốt việc quản lý, vận hành và phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an tồn cơng trình để có biện pháp xử lý kịp thời. Nâng cao năng lực cho Công ty khai thác hồ chứa nước và các tổ chức dùng nước trong cơng tác quản lý, vận hành cơng trình hồ chứa nước…

Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về hoạt động đảm bảo an toàn hồ đập, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý an toàn hồ đập tại các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn hồ chứa.

1.2.1.8 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn hồ chứa

Trong bối thời gian gần ở Việt Nam có xảy ra nhiều sự cố vỡ đập hồ thủy lợi. Do đó, trong quá trình khai thác, thiết kế mới rất cần thiết có những tổng kết các nghiên cứu, phân tích các sự cố của các cơng trình trên thế giới để có thể áp dụng đánh giá, cảnh báo và khuyến cáo tại Việt Nam, tiến tới hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong tương lai. Phối hợp đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành của các nước và các đối tác thông qua các cơ chế hợp tác cấp vùng và quốc tế.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý khai thác hồ chứa trên mọi lĩnh vực từ việc nghiên cứu xây dựng thể chế, chính sách, tăng cường năng lực đến đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên nước và cơng trình thuỷ lợi. Hợp tác với các nước láng giềng để khai thác và chia sẻ lợi ích trên các sơng và nguồn nước quốc tế trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tài ngun nước và cơng trình thuỷ lợi quốc gia, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà nước ta là một bên ký kết hoặc tham gia.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về cơng tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa nước

1.2.2.1 Sự hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đảm bảo an toàn hồ chứa nước từ cấp tỉnh trở lên được đánh giá là cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng đội ngũ, hợp lý về mặt

cơ cấu nhân sự và chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý cấp huyện, thành, thị trở xuống hiện nay đang còn rất nhiều bất cập, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức cần đảm bảo theo u cầu cơng việc, có kế hoạch cơng tác cụ thể, quy trình làm việc chặt ch và quy chế hoạt động rõ ràng.

1.2.2.2 Mức độ hồn chỉnh của cơng tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch đảm bảo an toàn hồ chứa

Hồ chứa nước là một trong những cơng trình cơng cộng quan trọng, mang tính kế thừa có hệ thống, đồng thời cũng là loại cơng trình có tính chất an ninh quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy cơng tác quy hoạch, xây dựng luôn cần được coi trọng và chấp hành nghiêm chỉnh theo định hướng phát triển thủy lợi bền vững, thích ứng dần với tình trạng biến đổi khí hậu- nước biển dâng. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác quản lý đảm bảo an tồn hồ chứa của mỗi địa phương chính là bản quy hoạch Quy hoạch chi tiết được HĐND cấp tỉnh phê duyệt và cơ sở để UBND cùng cấp quản lý thực hiện.

1.2.2.3 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hồ chứa nước

Hệ thống Pháp luật đảm bảo an toàn hồ chứa được tuân theo các quy định:

- Luật phòng, chống Thiên tai số 33/2013/QH13; Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13,...

- Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Nghị định 66/2014/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; NĐ 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng,...

- Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi; Thông tư số 11/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì cơng trình xây dựng,...

Hoạt động quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa cấp tỉnh, thành phố chủ yếu được thể hiện thông qua: Số lượng văn bản hướng dẫn được ban hành về quản lý

an toàn hồ chứa nước của tỉnh trong vòng 5 năm qua và Kết quả triển khai thực hiện văn bản: Hội nghị triển khai, số lượng các cuộc tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật,...

1.2.2.4 Mức độ hồn thành kế hoạch cơng tác quản lý đảm bảo an toàn hồ chứa a. Về nhân lực, vật lực và các phương án chủ động ứng phó thiên tai

- Tình hình diễn biến thời tiết ngày càng bất thường và rất khó dự đốn, vì vậy việc chuẩn bị tốt theo phương châm “4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ” và rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời các phương án kỹ thuật đối với mọi tình huống là cách tốt nhất trong việc ứng phó và giảm nhẹ những tổn thất của thiên tai đối với cộng đồng;

- Tăng cường công tác tuần tra, phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu các sự cố về như: thẩm lậu, lỗ rò, mạch đùn, mạch sủi, tổ mối trong thân đập, sạt trượt mái đập, các hư hỏng của thân đập, các hư hỏng của cống...để bảo đảm an tồn tuyệt đối hệ thống cơng trình.

b. Giảm thiểu và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật

Việc kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng chuyên trách quản lý hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)