2.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa
2.4.1 Những kết quả đạt được
a. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ hồ chứa nước
Hàng năm UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý hồ chứa, thành lập BCH.PCTT cấp tỉnh, thành phố, huyện để ứng phó thiên tai cho các cơng trình hồ chứa trên từng địa bàn. BCH.PCTT các cấp đã tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến nội dung của Luật Thủy lợi, Luật PCTT tới cán bộ chủ chốt các ngành, các địa phương đồng thời chỉ đạo các ngành, các địa phương phổ biến, quán triệt pháp luật về thủy lợi đến các tổ chức, đơn vị cơ sở, cộng đồng dân cư, nhất là các tổ chức, cá nhân vùng thoát lũ của hồ chứa. Thực hiện việc tổng kiểm tra, đánh giá hệ thống cơng trình hồ chứa trên địa bàn tồn tỉnh trước mùa mưa bão để chỉ đạo việc xác định các trọng điểm xung yếu của cơng trình làm cơ sở lập các phương án PCTT. Tăng cường kiểm tra hệ thống cơng trình hồ chứa và PCTT trước khi có các cơn bão đổ bộ vào biển Đông; đánh giá tổng quan công tác quản lý hồ chứa, các khu vực xung yếu, trọng điểm để cân đối Ngân sách địa phương và đề nghị Trung ương tạo điều kiện về nguồn kinh phí và cấp vật tư PCLB. Hàng năm đều tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá rút kiểm điểm kinh nghiệm về công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác PCTT & TKCN năm trước để chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm tiếp theo.
UBND tỉnh tổ chức kiểm tra ít nhất mỗi q 1 lần diễn biến hiện trạng cơng trình hồ chứa, đề xuất và thực hiện các giải pháp kỹ thuật về xử lý kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa; Chi cục Thủy lợi là cơ quan thường trực của BCH.PCTT tỉnh thực hiện phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh như: Sở Nông nghiệp, Sở Tư pháp, Công an, Bộ chỉ huy quân sự, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các cơ quan báo đài khác trong việc tuyên truyền pháp luật về đảm bảo an tồn hồ chứa và cơng tác PCTT & TKCN trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
Số lần thanh kiểm tra hàng năm đều tăng, nhiều nhất là năm 2017 là 8 lần, chứng tỏ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đang rất quan tâm, chú trọng tới vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa. Kết quả thanh kiểm tra đã thu hồi là: 534 triệu đồng; Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng giảm trừ quyết tốn cơng trình xây dựng qua thanh, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng 1,4 tỷ đồng. Xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, phê bình và nhắc nhở đối với chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng để các tổ chức, cá nhân thực hiện cho đúng các quy định của Nhà nước trong hoạt động xây dựng đối với 05 chủ đầu tư; 06 nhà thầu thi công xây dựng, 03 nhà thầu tư vấn giám sát.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở thời gian qua, nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần khơi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân; kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lịng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
c. Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động đảm bảo an toàn hồ chứa
UBND tỉnh Thái Nguyên khuyến khích, ưu tiên nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi, phịng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Một trong những ứng dụng công nghệ được sử dụng để nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn hồ chứa là Đầu tư thiết bị đo mưa, đo mực nước sông tự động tại hồ chứa nước Núi Cốc, hồ Gò Miếu, Hồ Bảo Linh, bảo đảm độ chính xác, số liệu đo mưa, đo mực nước được truyền tự động theo thời gian thực đến cơ quan quản lý nhằm phục vụ nhanh chóng, kịp thời và chủ động cho cơng tác ứng phó mưa, lũ, xử lý các sự cố về hồ chứa.
Ngoài ra, để giảm nhẹ thiên tai, Thái Nguyên đang ứng dụng Trang WebGIS bao gồm Cơ sở dữ liệu không gian và Atlas bản đồ rủi ro sạt lở đất và lũ quét, các loại báo cáo
kỹ thuật và tập bản đồ rủi ro thiên tai. Cơ sở dữ liệu không gian và Atlas bản đồ rủi ro sạt lở đất và lũ quét bao gồm các tập bản đồ thân thiện với người dùng và thể hiện được các thơng tin rủi ro để các cơ quan chính phủ có thể sử dụng cho các hoạt động quy hoạch, đầu tư và xác định ưu tiên; cung cấp cơng cụ khơng gian địa lí minh họa thực trạng dễ bị tổn thương và rủi ro tương ứng phục vụ việc ra quyết định công tác quy hoạch, lập kế hoạch, xây dựng chính sách và ưu tiên đầu tư ở địa phương đến năm 2025 tầm nhìn 2050.
Bên cạnh đó, Sở Nơng nghiệp và PTNT Thái Nguyên cũng đã đề xuất UBND tỉnh cho phép ứng dụng một số thành tựu khoa học công nghệ mới đã được áp dụng thành công tại Việt Nam vào việc nâng cao chất lượng cơng trình để đảm bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn tồn tỉnh: Áp dụng thành cơng Công nghệ chống thấm bằng khoan phụt tuần hoàn áp lực cao vào khoan phụt chống thấm hồ Núi Cốc, đề nghị tiếp tục cho xử lý chống thấm vào hồ Nước Hai, hồ Nà Tấc, hồ Hố Chuối.