Thực trạng hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

2.2.1 Số lượng và chất lượng hồ chứa nước

Thái Nguyên có 251 hồ chứa, với 10 hồ chứa có dung tích trên 01 triệu m3

như hồ Suối Lạnh, Nước Hai huyện Phổ Yên, Quán Ch huyện Võ Nhai, Ghềnh Chè thị xã Sông Công, Trại Gạo huyện Phú Bình, Phượng Hồng và Phú Xun huyện Đại Từ, đặc biệt có 3 hồ chứa lớn là hồ Núi Cốc, TP Thái Nguyên (dung tích trữ 175,5 triệu m3), hồ Bảo Linh huyện Định Hóa (dung tích trữ 6,9 triệu m3), hồ Gò Miếu huyện Đại Từ (dung tích trữ 5,6 triệu m3). Ngồi ra cịn có 20 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu m3 đến dưới 1 triệu m3 và 221 hồ cịn lại có quy mơ nhỏ hơn.

Tất các các hồ chứa nước đều là đập đất, 36 hồ chứa được gia cố lớp bảo vệ mặt đập để hạn chế xói lở để tăng cường an toàn đập hồ chứa, 35 hồ chứa tràn xả lũ đã được kiên cố, trong đó chỉ có Hồ Núi Cốc là có 2 tràn xả lũ với 5 cửa van điều tiết còn lại là tràn tự do. Có 216 hồ chứa tràn xả lũ là tràn đất.

Nhìn chung, hiện trạng cơng trình các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ổn định, đảm bảo an toàn chống lũ. Tuy nhiên, việc đập của hồ chứa nước hầu hết là đập đất, được xây dựng cách đây 30 - 40 năm trong thời kỳ đất nước cịn nhiều khó khăn, trình độ kinh tế - xã hội thấp, nhu cầu dùng nước chưa cao, tiêu chuẩn thiết kế thấp, nguồn vốn đầu tư thủy lợi hạn hẹp, năng lực khảo sát thiết kế thi cơng, quản lý cịn nhiều bất cập nên nhiều cơng trình khơng tránh khỏi các nhược điểm như chưa đồng bộ, chất lượng thấp, thiếu mỹ quan, nhiều cơng trình trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp chưa thật sự an toàn.

Bảng 2.5 Phân loại số lượng hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: hồ Đơn vị: hồ TT Phân loại Tổng số Trong đó Đập chính Tràn xả lũ Nhà quản Đập đất thiết bị thốt nước hạ lưu Tràn được kiên cố cửa van điều tiết I. Hồ lớn 1 Hồ trên 100 triệu 1 1 1 1 1 1 2 Hồ từ 10-100 triệu 0 3 Hồ từ 3-10 triệu hoặc H>=15m 2 2 2 2 0 2 II. Hồ nhỏ 4 Hồ từ 1-3 triệu, H < 15m 7 7 7 7 0 7 5 Hồ từ 0.5-1 triệu, H < 15m 7 7 7 7 0 7 6 Hồ từ 0.2- 0.5 triệu, H < 15m 13 13 13 13 0 13 7 Hồ dưới 0.2 triệu, H < 15m, 221 221 5 0 20 Tổng cộng 251 251 30 35 1 50

Nguồn: Chi cục thủy lợi năm 2017

2.2.2 Vai trò và tầm quan trọng của hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù tài nguyên nước Thái Nguyên có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố khơng đều theo khơng gian và thời gian nên vẫn xảy ra tình trạng nhiều vùng bị thiếu nước phục vụ tưới nông nghiệp do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Vấn đề dùng cơng trình hồ chứa

trên hệ thống để điều tiết cho nhu cầu nước của các ngành kinh tế, làm cơ sở cho việc quy hoạch, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu là một việc làm cần thiết. Hồ chứa nước đóng một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.1 Hồ chứa nước góp phần làm tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, đảm bảo an ninh lương thực.

Bảng 2.6 Hiện trạng quản lý và năng lực tưới hồ chứa tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: số lượng: hồ; diện tích: ha

TT Đơn vị hành chính

Số lượng Diện tích tưới

Tổng Cấp tỉnh Quản lý huyện, Cấp TP, TX Tổng Cấp tỉnh quản lý Cấp huyện, TP, TX 1 TP Thái Nguyên 15 2 13 12.263 12.065 198,0 2 H. Định Hóa 37 7 31 2.517,1 1.853,0 664,1 3 H. Đại Từ 39 9 29 3.183,2 2.254,0 929,2 4 H. Đồng Hỷ 28 7 21 901,5 482,5 419,0 5 H. Phú Bình 49 4 45 1.474,0 470,0 1.004,0 6 H. Phú Lương 65 6 59 2.055,5 467,0 1.588,5 7 H.Võ Nhai 8 2 6 524,0 385,0 139,0 8 TP Sông Công 3 1 2 399,0 359,0 40,0 9 TX Phổ Yên 7 2 5 1.162,7 1.009,0 153,7 Tổng cộng 251 40 211 24.480,0 19.344,5 5.135,5

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên 2017

Theo thống kê tỉnh Thái Nguyên có 251 hồ chứa nước, thiết kế tưới cho 24.480 ha lúa chiếm 54,09 % diện tích lúa tồn tỉnh, ngồi ra còn tưới cho hơn 5.476 ha cây rau màu góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định. Đặc biệt trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống hồ chứa nước quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây

dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Nước Hai, hồ chứa nước Đồng Tâm... để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2.2.2 Hồ chứa nước đã góp phần quan trọng trong phịng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn....

Với 251 hồ chứa, hệ thống các hồ chứa trên tồn tỉnh đóng vai trị quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng cùng với các hồ chứa đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn. Các hồ chứa cịn góp phần điều hịa dịng chảy cho các dịng sơng, ổn định dòng chảy mùa kiệt, xả về hạ lưu bổ sung mực nước cho các sông hồ như: hồ Núi Cốc bổ sung nguồn nước qua Sông Cầu tưới cho hệ thống Thác Huống từ 10-15 triệu m3/năm vào những thời kỳ căng thẳng vụ xuân, hồ Nước Hai bổ sung nguồn nước cấp cho đập Bến Đông – Đồng Muốn, Hồ Bảo Linh cấp bổ sung nguồn nước điều tiết mực nước trong Hồ Lê Lợi...

2.2.2.3 Hồ chứa đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nơng thơn.

Tồn tỉnh hiện nay có TP Thái Nguyên, TP Sông Công, Phường Ba Hàng (TX Phổ Yên), thị trấn Chợ Chu (Định Hóa), thị trấn Úc Sơn (Phú Bình) là có hệ thống cấp nước tập trung. Riêng hệ thống Hồ Núi Cốc đã cấp nước thơ cho tồn bộ Nhà máy nước sạch Tích Lương với cơng suất 30.000 m3/ngày đêm cho 49.125 hộ của Thành phố Thái Ngun. Ngồi ra Hồ chứa nước Núi Cốc cịn cấp nước cho Nhà Máy nước Yên Bình phục vụ cho thị xã Phổ Yên, Khu cơng nghiệp n Bình, Cụm cơng nghiệp Nam Phổ Yên với công suất 150.000 m3/ngày đêm, bổ sung nguồn nước cấp cho Nhà máy nước Sông Công qua sông Công vào mùa kiệt.

Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống hồ chứa đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi như Định Hóa, Võ Nhai đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống nước do hồ chứa cung cấp đi qua. Những cơng trình thuỷ lợi tạo nguồn nước cho sinh hoạt điển

hình như hồ Bảo Linh, Hồ Gò Miếu, Hồ Quán Ch , Hồ Ghềnh Chè... đã tạo nguồn nước sinh hoạt cho hàng ngàn dân nông thôn nhất là trong mùa khô.

2.2.2.4 Hồ chứa nước thúc đẩy hoạt động ni trồng thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm đa dạng hố các hoạt động kinh tế

Thái Ngun có diện tích hồ chứa nước khá lớn, với 251 hồ trên 9 huyện và thành phố và thị xã, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và cũng là nguồn cung cấp nước cho các ao hồ để nuôi trông thủy sản.

Hiện nay diện tích mặt nước hồ có thể ni trồng thủy sản của Thái Ngun khoảng 3.665 ha, tập trung chủ yếu ở 5 loại hình: ao, hồ nhỏ dưới 1ha là 2.095 ha, các hồ (1-5 ha) khoảng 401 ha; các hồ với diện tích (5-10 ha) khoảng 300 ha; hồ với diện tích trên 10 ha khoảng 2.860 ha. Khoảng 1.000 ha ruộng cấy có thể kết hợp ni trồng thủy sản. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các hồ chứa chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nên chỉ sau 1 thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt, một số hồ mang tính chất tự phát với quy mô nhỏ như hồ Suối Lạnh, Hồ Cây Si, hồ Phượng Hồng...Ni trồng thủy sản từ hồ chứa là một tiềm năng lớn nhưng chưa được quan tâm tổ chức, đầu tư, và đầu tư đúng mức trong khi có thểs góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá nền kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn nhằm đa dạng hố các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện để sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)