Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý hồ chứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)

3.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn hồ chứa trên địa

3.2.4 Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý hồ chứa

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa lũ bất thường khiến lũ thượng nguồn về nhanh làm tăng bất thường mực nước trên các sơng hồ, chưa được lường hết trong Quy trình vận hành.

- Công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ hồ chứa được thực hiện thủ cơng nên gặp khó khăn trong lâu tra cứu.

- Thái Nguyên đang ứng dụng Trang WebGIS để cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.

b. Nội dung của giải pháp

Để phục vụ tốt hơn cho cơng tác quản lý hồ chứa, cần thiết có một cơng cụ hiện đại nhằm quản lý các thơng tin về hồ chứa một cách có hệ thống và hiệu quả, tiện lợi dựa trên các tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tin học, giúp cho người quản lý,

khai thác thông tin cho ra được những quyết định đúng đắn và nhanh chóng trong cơng tác quản lý, duy tu sửa chữa và ứng cứu hồ chứa trong mùa lũ.

- Sở Nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục thực hiện xây dựng chương trình Quản lý dữ liệu cơ bản hệ thống hồ chứa trên máy vi tính với cơng nghệ "GIS" bằng phần mềm chuyên dùng nhằm quản lý khoa học, có hệ thống các dữ liệu cơ bản của hệ thống hồ chứa trên máy tính, áp dụng thống nhất với Tổng cục PCTT, từ đó các cơng trình này có thể được số hố trực tiếp bằng phần mềm chuyên dụng hoặc bổ sung mới bằng chức năng có sẵn trong chương trình. Quản lý các mặt cắt địa hình và địa chất hồ chứa: Dữ liệu về các mặt cắt (cắt dọc, cắt ngang, mặt cắt địa chất) được nhập vào và chương trình s tự động v mặt cắt, cho phép xem hoặc in ra. Quản lý dữ liệu các sự cố, trọng điểm hồ chứa, diễn biến lịng sơng thượng hạ lưu hồ chứa,... Các dữ liệu này được nhập vào theo dạng bảng dữ liệu và chương trình s tự động đưa lên với vị trí chính xác trên bản đồ.

- Đầu tư thiết bị đo mưa, đo mực nước sông tự động và phần mềm quản lý, cảnh báo thiên tai tự động, bảo đảm độ chính xác, số liệu đo mưa, đo mực nước được truyền tự động theo thời gian thực đến cơ quan quản lý nhằm phục vụ nhanh chóng, kịp thời và chủ động cho cơng tác ứng phó mưa, lũ, xử lý các sự cố về đê điều.

- Xây dựng trang thông tin điện tử để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống lụt bão, tuyên truyền pháp luật về đê điêu, cũng như các chỉ đạo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn về đê điều tới mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh được nhanh chóng và kịp thời,…

- Tiếp tục tăng cường khoa học công nghệ, tư duy quản lý tiên tiến của thế giới…

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

- UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí phân bổ thực hiện

- Tổ chức các khóa học, đào tạo chuyên sâu để ứng dụng hiệu quả

d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại

- Các hồ chứa được quan trắc kịp thời, nhanh chóng đưa ra các cảnh báo nhằm hạn chế về người và tài sản trong mùa mưa bão.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn hồ chứa trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)