Giai đoạn thứ nhất Tư nhân hóa thơng qua phát hành séc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 36 - 42)

Việc soạn thảo chương trình tư nhân hóa được hồn thành vào cuối năm 1991, và sau gần 1 tháng thử nghiệm đã có những thay đổi bổ sung. Ngày 29/1/1992, Tổng thống ký sắc lệnh số 66 chuẩn y "Chương trình tư nhân hóa năm 1992". Sau nhiều cuộc thảo luận, chương trình tư nhân hóa đã

được Thượng viện Nga phê chuẩn. Nội dung của chương trình bao gồm:

- Cấm tất cả hình thức tư nhân hóa khác ngoại trừ hình thức đã được dự kiến trước. Chấm dứt hình thức tư nhân hóa theo danh mục, tức là chấm dứt hình thức biển thủ tài sản quốc gia, ít nhất là biển thủ bằng những hình thức trắng trợn và lộ liễu. Quá trình thực hiện được tiến hành theo khn khổ pháp luật cho dù cịn chưa được hồn thiện;

- Ấn định tư nhân hóa nhanh và miễn phí phần lớn các DN lớn và vừa. Danh sách đặc biệt xác định những DN không thuộc diện tư nhân hóa và những DN thuộc diện tư nhân hóa theo quyết định của Chính phủ. Những DN cịn lại sẽ được tư nhân hóa sau khi đệ đơn yêu cầu. Tổng cộng có khoảng 200.000 DN đã có thể tư nhân hóa. Đến đầu năm 1994, đã có khoảng 126.000 DN nộp đơn xin tư nhân hóa. Tư nhân hóa các DN nhỏ được thực hiện dưới hình thức bán đấu giá bằng tiền.

- Những DN lớn và vừa được chuyển đổi thành CTCP dạng mở. Luật pháp dự kiến cả những hình thức tổ chức DN có dạng khác nhưng các DN sau khi tư nhân hóa chỉ có thể ở dạng CTCP dạng mở.

- Tư nhân hóa theo cổ phần được phát cho tất cả công dân Nga. Từ tháng 8/1992 đã phân phát 144 triệu vaucher (séc), 79% dân chúng đã được cổ phần này. Giá quy định là 10.000rúp, giá thực tế được xác định bằng đấu giá, quá đó séc được mua bằng cổ phiếu của DN. Séc được cấp theo nhu cầu đầu tư nhưng chỉ ở dạng cổ phiếu của DN đã được tư nhân hóa.

- Giá ban đầu của DN được ấn định theo giá trị tổng thể tài sản DN. Giá ấn định của một vaucher được tính bằng cách chia tổng giá trị tài sản của DN đó cho số lượng vaucher. Ngồi ra, khơng cịn cách nào khác vì lúc đó chưa có thị trường vốn, khơng có vốn và khơng có các nhà định giá chuyên nghiệp.

- Về mặt ngun lý, các cơng dân có thể mua và bán vaucher được cấp phát. Đây là điểm rất mới và được Phó Thủ tướng A.B. Chubais áp dụng. Chính điều này sau đó đã trở thành lý do để người ta kết tội tư nhân hóa có tính "cướp bóc", bởi vì nhiều người bán vaucher với hy vọng nhận được 2 chiếc xe volga như đã được hứa, nhưng cuối cùng chỉ thu được có vài copek (tương đương với 1 chai rượu vốtka). Những quyết định mua - bán vaucher là đúng đắn, nó tạo điều kiện tập trung vốn và tự do chuyển đổi phân phối sở hữu theo thị trường.

- Bắt đầu tiến hành thiết lập cơ sở hạ tầng cho thị trường vốn thông qua việc thành lập quỹ đầu tư séc. Chủ sở hữu vaucher có thể tự mình hoặc thơng qua người môi giới đổi chúng sang cổ phiếu. Các quỹ đầu tư séc thu mua được vaucher phải hình thành danh mục cổ phiếu. Lợi nhuận DN thu được cho phép trả lợi tức cho các cổ đông. Quỹ đầu tư séc được thành lập bởi các DN tư nhân chứ không phải các quan chức. Vì thế, trong một thời gian dài ngắn đã xuất hiện 600 quỹ đầu tư séc trên toàn quốc. Mặc dầu các quỹ này khơng làm trịn nhiệm vụ và dường như không phát triển thành những thực

thể chế bền vững của thị trường, nhưng ý định thành lập những quỹ này là

đúng đắn.

- Ngồi các quỹ nói trên, các cơ quan nhà nước về tư nhân hóa cịn được thành lập trong toàn quốc, đứng đầu là Ủy ban tài sản Quốc gia và quỹ tài sản Liên bang. Các cơ quan này được phân chia chức năng để tránh xung đột quyền lợi trong trường hợp một cơ quan thơng qua quyết định tư nhân hóa và tổ chức bán DN.

- Chương trình đưa ra 3 mơ hình tư nhân hóa, hoặc nói chính xác là 3 phương án ưu đãi, cho tập thể người lao động nhằm tìm mối thỏa hiệp giữa tư tưởng tư nhân hóa theo séc và sự phân phối chung theo quan niệm lúc đó là: đất đai cho nơng dân và xí nghiệp cho cơng nhân.

+ Mơ hình thứ nhất: Dự định 25% cổ phiếu loại ưu tiên của các xí nghiệp được tư nhân hóa sẽ được phát khơng cho cơng nhân của xí nghiệp đó, cịn 10% cổ phiếu thường sẽ được bán cho các thành viên của tập thể người lao động với giá thấp hơn 30% so với giá ấn định. Lãnh đạo có thể mua 5% với nguyên giá.

+ Mơ hình thứ hai: Cho phép tập thể cơng nhân xí nghiệp mua lại 51% cổ phiếu, tức là họ sẽ có quyền điều hành hoạt động của xí nghiệp. Họ phải mua cổ phiếu với giá cao hơn 1,7 lần giá ấn định. Các cổ phiếu này được công nhân mua riêng lẻ chứ không phải cả tập thể người lao động. Một nửa số cổ phiếu này sẽ có thể được trả bằng vaucher.

+ Mơ hình thứ ba: Ban lãnh đạo được quyền mua 20% cổ phiếu với giá thấp nếu có sự đồng ý của 2/3 tập thể lao động và phải có trách nhiệm cứu vãn nguy cơ phá sản của xí nghiệp. Giữa ban lãnh đạo và và quỹ tài sản phải có hợp đồng giao kèo quy định rằng mỗi thành viên của ban lãnh đạo phải bỏ tiền túi khơng ít hơn 200 lần mức lương tối thiểu vào việc tái tổ chức DN. Điều kiện này gây nguy cơ cho ban lãnh đạo khơng nhận được quyền kiểm sốt DN.

Kết quả lựa chọn các mơ hình tư nhân hóa là: Mơ hình thứ nhất là 24%; mơ hình thứ hai là 75%; mơ hình thứ ba là 1%.

Các cổ phiếu không được tập thể người lao động mua, khơng phụ thuộc vào mơ hình tư nhân hóa, sẽ lưu lại trong quỹ tài sản để bán đấu giá. Lượng cổ phiếu được bán ra lấy vaucher không quá 29%.

Các phương thức trong mơ hình tư nhân hóa được chọn có ý nghĩa nhằm cân bằng lợi ích vì sự ổn định với điều kiện đảm bảo khả năng phát triển sau này.

Trên thực tế, trong q trình tư nhân hóa đã có sự va chạm quyền lợi của 4 nhóm chủ thể: Thành viên của tập thể lao động; Ban lãnh đạo DN; Số quần chúng cịn lại khơng làm việc trong DN; Các doanh nhân mới.

Chương trình đã cân đối lợi ích bốn bên. Thành viên của tập thể lao động áp dụng mơ hình thứ hai. Đối với ban lãnh đạo có thể áp dụng mơ hình thứ ba, nhưng quan trọng hơn là bảo đảm được quyền kiểm sốt dựa vào mơ hình thứ hai cộng thêm sự sở hữu cổ phiếu hợp pháp. Cổ phiếu đó sau này có thể mua lại của công nhân với giá rẻ. Người dân nhận được vaucher và có thể dùng nó để mua cổ phiếu của DN. Các doanh nhân có quyền mua bán vaucher và cổ phiếu, tức là có thể tái phân bổ tài sản về phía mình.

Trong giai đoạn đầu tư nhân hóa, khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (DN tư nhân và DN có sự tham gia của Nhà nước). Sự cải tổ ban đầu chỉ mang tính hình thức, nhưng Nhà nước đã không cịn bảo trợ cho các DN đã tư nhân hóa.

Trong giai đoạn này, xảy ra các cuộc đấu tranh chính trị rất gay gắt: năm 1993 Chính phủ Gaida từ chức, trưng cầu dân ý về cải cách vào tháng 5, Sắc lệnh số l400 của Tổng thống và sự kiện tháng Mười ở Matxcơva. Tư nhân hóa là một trong những mặt trận đấu tranh. Mặt trận này đã từng có nguy cơ đổ bể. Chương trình cho năm 1993 khơng được Quốc hội phê chuẩn. Thực hiện Chương trình trong điều kiện đó khơng mang lại nhiều ý nghĩa. Nhưng,

chủ yếu Chương trình được thực hiện dựa vào sự quan tâm của hội đồng giám đốc, các nhà DN và các tầng lớp nhân dân.

Lợi nhuận thu được tư việc tư nhân hóa các DN khơng cao (khoảng 760 tỷ rúp vào cuối năm 1993), quá nhỏ bé trong khi mức lạm phát tăng nhanh, chỉ cao hơn 15% so với giá quy định tài sản của các xí nghiệp đã được tư nhân hóa.

Các kết quả tư nhân hóa bị chỉ trích thậm tệ: (l) Nhân dân bị cướp bóc, vaucher chỉ là mảnh giấy lộn, (2) Các cơng trình quan trọng được bán như quà tặng, khơng mang lại gì cho ngân sách nhà nước; (3) Những lời hứa của chủ sở hữu khơng được thực hiện. Tư nhân hóa lại góp phần làm suy sụp nền sản xuất và giảm năng suất.

Để khống chế mơ hình thứ hai, G.Javliski viết: "Đây khơng phải là tư nhân hóa, mà là tập thể hóa nhằm làm cho công nhân và lãnh đạo DN buộc phải có trách nhiệm với hoạt động của DN. Họ thường quan tâm đến việc tăng lương chứ không quan tâm đến đầu tư. Đây là vấn đề mới được nảy sinh trong q trình tư nhân hóa".

Các nhà chun mơn có uy tín muốn bênh vực mơ hình phương Tây đối với Nga. Ngày nay, họ cho rằng tư nhân hóa theo kiểu Chubai làm nảy sinh các tệ nạn trong quan hệ sở hữu, cản trở độ thơng thống và tăng trưởng kinh tế.

Bản chất các lý do này được xem xét như sau:

1. Nhân dân có bị cướp bóc hay khơng? Trên thực tế, khi tư nhân hóa thì khơng ai bị mất gì và cũng khơng nhận được gì ngoại trừ một nhóm thiểu số. Khó có thể mong đợi trong điều kiện khủng hoảng, khi các xí nghiệp đã tư nhân hóa phần lớn chưa có thu nhập, ngược lại còn cần sự giúp đỡ để trả lợi tức cho các cổ đơng. Thêm vào đó là cuộc đấu tranh bảo toàn tài sản quốc gia và quyền lợi của tập thể lao động dẫn đến tình trạng chỉ có thể mua được số ít tài sản quốc gia bằng vaucher. Theo số liệu thống kê tháng 4-1994, vốn cổ phần của các DN đã được tư nhân hóa phân bổ như sau: cổ đông trong DN:

62% (trong đó cơng nhân: 53%, ban lãnh đạo: 9%), cổ đơng ngồi DN: 21% (trong đó cổ đơng lớn: 11%, cổ đơng nhỏ l0%), Nhà rước: 17%.

Như vậy, các cổ đông nhỏ bên ngoài chỉ nhận được l0% cổ phiếu. Lưu ý rằng, lúc đó, họ có thể bán một phần vaucher hoặc cổ phiếu của mình cho các cổ đơng lớn bên ngoài. Nhưng trong trường hợp đó thị phần của cổ đông bên ngồi cũng khơng q 2l%. Chủ nghĩa tư bản nhân dân mà Chubai hy vọng bị sụp đổ bởi sự hi sinh của tập thể lao động và tập thể giám đốc. Kết cục này đã được dự đốn từ trước.

Có thể chủ sở hữu các cổ phiếu mua được bởi các vaucher đã quá vội vàng, họ có thể chờ đến thời điểm khi gia cố phiếu tăng lên. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, điều này còn lâu mới xảy ra. Do vậy, hậu quả là ngươi dân chiết khấu giá trị cổ phiếu của mình và bán sở hữu xã hội cho những người có thể quản lý chúng hiệu quả nhất.

2. Có thể bán các tài sản quốc gia đắt hơn không và được lượng vốn

lớn hơn? Câu trả lời ở đây là có. Nhưng để đạt được điều này, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Lượng tiền địi hỏi này có thể cịn cao hơn các khoản tiền mà ngân sách có thể nhận được. Trong thời điểm đó và cả đến ngày nay, không ai muốn trả giá cao hơn cho các DN của Nga. Khi Thị trưởng Matxcơva nói nhà máy Zil giá 2,5 tỷ đôla, ngụ ý đến khoản tiền mà Nhà nước Xơviết đã trả cho nhà máy Zil. Cịn trong nền kinh tế thị trường DN không được đánh giá theo chi phí như là trong nền kinh tế Xôviết theo giá người mua sẵn sàng trả. Cũng có thể bán nhà máy Zil với giá 2,5 tỷ đô la nhưng chỉ khi nó có khả năng sản xuất các sản phẩm ôtô mang nhãn hiệu như VOLVO hay IVECO. Điều này bao giờ xảy ra và còn phải trả bao nhiêu tiền nữa? Khi đó cần phải lựa chọn mơ hình của các nước tư bản.

Trong thời kỳ 1992-1993, cung về tài sản quốc gia lớn hơn cầu rất nhiều. Các séc tư nhân hóa được phát hành đặc biệt để tạo cầu và phân chia séc đều hơn là phân chia tiền.

3. Tại sao không xuất hiện các chủ sơ hữu hiệu quả? Câu trả lời ở đây là họ khơng thể hình thành trong vòng 2 năm. Khi tác giả của chương trình tư nhân hóa hứa sẽ xuất hiện chủ sở hữu hiệu quả, có nghĩa là cuối cùng rồi sẽ xuất hiện chứ không phải xuất hiện ngay.

Ý nghĩa của tư nhân hóa là mở ra các lựa chọn trên thị trường những chủ sở hữu có năng lực nhất. Đây là q trình xảy ra từ từ, khơng thể khuyến khích bằng các biện pháp chỉ thị. Nhưng rõ ràng phương thức tư nhân hóa đã thực hiện khơng phải dành cho sự hình thành ''tư bản nhân dân'', mở ra con đường tập trung vốn. Điều này khơng chỉ góp phần xuất hiện "nhà tài phiệt" mà còn tạo nên các động lực cạnh tranh trên thị trường để kiểm sốt sở hữu, có nghĩa là lựa chọn các chủ sở hữu hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)