Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với các nền kinh tế chuyển đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 57 - 60)

tế chuyển đổi

- Quan điểm chủ đạo của Trung Quốc trong quá trình cải cách DNNN là chủ trưởng "nắm lớn, buông nhỏ", kinh tế nhà nước phải chiếm vị trí chi phối đối với những ngành nghề quan trọng hoặc lĩnh vực then chốt có liên quan đến nền kinh tế quốc dân, giảm bớt tỷ trọng kinh tế nhà nước nhưng vẫn đảm bảo chi phối của kinh tế nhà nước.

- Với việc thực hiện q trình cơng ty hóa DNNN, một "vách ngăn" đã hình thành để phân biệt rõ vai trò quản lý xã hội của nhà nước và vai trò quản

lý kinh doanh của các DNNN. Tuy vậy, một vấn đề mới xuất hiện là: Nhà nước phải làm thế nào để các DNNN vẫn là công cụ của mình theo nghĩa nhà nước là chủ sở hữu nhưng lại không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành kinh doanh của các DNNN thông qua việc: tổ chức nào sẽ là đại diện chủ sở hữu trong các DNNN, giám sát hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp nay? Những đối tượng nào sẽ được tổ chức này cử vào HĐQT của các DNNN? …. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chưa có câu trả lời rõ ràng và

thống nhất cho những vấn đề đại diện sở hữu trong q trình cơng ty hóa. - Cần xác lập rõ mối quan hệ của Nhà nước với DNNN. Nhà nước có quyền lợi của người sở hữu theo mức vốn đầu tư vào DN, có trách nhiệm như người đầu tư vào DN. DN tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi theo pháp luật và có trách nhiệm đối với người đầu tư là nhà nước. Chính quyền khơng can thiệp trực tiếp vào việc kinh doanh của DN nhưng DN cũng không thể không chịu sự ràng buộc của người sở hữu, làm tổn hại đến quyền lợi của người sở hữu.

- Xử lý lao động dôi dư cần đảm bảo một số nguyên tắc:

+ Vấn đề lao động trong cải cách DNNN vừa là hệ quả, vừa là yếu tố tác động đến cải cách DNNN. Vì vậy, việc giải quyết lao động trong cải cách DNNN vừa là trách nhiệm của DN, vừa là trách nhiệm của nhà nước.

+ Việc sắp xếp lại và CPH DNNN phải đảm bảo cả hai mục tiêu: phát triển DN có hiệu quả và việc làm cho người lao động. Để bảo đảm hai mục tiêu này, DN lập phương án toàn diện về sản xuất - kinh doanh, tài chính, lao động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật để tránh những hậu quả xã hội và gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Cần tuyển chọn nhân tài và cán bộ quản lý DN, tạo động lực cho cán bộ quản lý và người lao động phát huy khả năng đóng góp xây dựng, phát triển DN.

+ Trường hợp nợ của DNNN lớn hơn vốn thì tiến hành áp dụng luật Phá sản. Trung Quốc đối với DNNN có thể sống, có thể chết. Những DN phá sản ở Trung Quốc chủ yếu là các DN vừa và nhỏ.

+ Trường hợp DN có nợ khơng trả được nhưng vẫn có khả năng kinh doanh thì Trung Quốc tạo điều kiện để các DN lớn thơn tính; hoặc ngân hàng căn cứ vào số nợ không trả được để chuyển nợ cho các cơ quan quản lý tiền tệ để biết các khoản nợ đó thành vốn đầu tư; hoặc nợ có thể bán đấu giá.

- Cần phải có chuẩn mực, thủ tục và và quy tắc kiểm toán và giám sát hiệu quả; chủ sở hữu Chính phủ phải có đầy đủ thơng tin về quản lý DNNN và phải gắn trách nhiệm của các quan chức Chính phủ với hiểu quả hoạt động của DNNN.

- Gắn cải cách DNNN với xây dựng chế độ "hệ thống doanh nghiệp hiện đại".

- Xác lập hệ thống quản lý giám sát và vận hành kinh doanh đối với tài sản nhà nước. Trong đó phân định thành 3 tầng: Tầng quản lý hành chính và giám sát bao gồm Cục quản lý tài sản và các ủy ban quản lý tài sản; tầng quản lý các cổ phần và kinh doanh vốn nhà nước là các công ty kinh doanh vốn nhà nước; tầng sử dụng tài sản nhà nước tại các DN.

- Cải cách DNNN phải tiến hành đồng bộ với cải cách thuộc các lĩnh vực khác như cải cách về hành chính, về tổ chức chính quyền, về bảo hiểm…

- Cần sớm ban hành cơ chế chính sách phù hợp với quá trình cải cách DN; đẩy mạnh việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật DN và các văn bản luật liên quan [59, tr. 127-137].

Quá trình cải cách DNNN của Trung Quốc cũng như Việt Nam nói chung và CPH DNNN nói riêng chưa có tiền lệ trên thế giới, nên trong quá trình thực hiện vẫn phải "dị đá qua sơng", như nhận định của TS. Nguyễn Văn Ân, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trong quá trình nghiên cứu nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc có nhận xét:

Mặc dù nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà hai nước Trung Quốc và Việt Nam chủ trương xây dựng có khác nhau đơi chút xét về khái niệm: Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, còn Việt Nam là định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng xét về bản chất, về mục tiêu và phương thức thức thực hiện thì khơng có gì khác

biệt giữ hai nền kinh tế thị trường của hai nước [59, tr. 52].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)