Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc (từ năm 1998 đến nay)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 69 - 72)

(từ năm 1998 đến nay)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tháng 12/1997, đã chỉ rõ: Đối với các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi bổ sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo Cổ phần hóa các cấp. Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nơng dân sản xuất nguyên liệu, tham mua cổ phần ở doanh nghiệp chế biến nông sản... Phân định loại doanh nghiệp cơng ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại doanh nghiệp cần nắm giữ 100% vốn nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, loại doanh nghiệp nhà nước chỉ cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp.

Thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển DNNN thành CTCP thay thế cho Nghị định 28-CP trước đây. Nghị định 44/1998/NĐ-CP đã xác định rõ và giảm thiểu danh mục ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, Nhà nước nắm giữ cổ phần đặc biệt, cổ phần chi phối, khơng hạn chế quy mơ DN. Do đó chỉ trong 6 tháng, đến 31/12/1998 cả nước đã có 86 DN được CPH bằng ba lần hai giai đoạn trước đây.

Để thực hiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh hơn nữa quá trình CPH DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 145/TTg ngày 28/6/1999 về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Quy chế đã xác định có 12 ngành hàng DNNN khi CPH được phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/9/2001 Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN đã nhấn mạnh: "Đẩy mạnh cổ phần hóa những

doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" [3, tr. 4]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Nội dung chính của Chương trình hành động là sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới, phát triển DN; đồng vạch ra kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây thể hiện sự quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước nhằm:

Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [12, tr. 1].

Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 3/2/2004 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đã chỉ rõ:

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa...

Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn…. Giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên

tắc phải do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp [4, tr. 5-6].

Trên cơ sở đánh giá 3 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; ngày 22/10/2004, Bộ Chính trị đã chỉ ra Chỉ thị 45-CT/TW về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong hai năm 2004-2005. Chỉ thị đã yêu cầu các cấp. Các ngành nhất là các DNNN phải xác định việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong năm 2005 và những năm tiếp theo. Phải đẩy mạnh tiến độ và mở rộng hơn diện DN CPH, kể cả một số tổng công ty lớn trong một số ngành quan trọng. Đồng thời, Chỉ thị đưa ra những định hướng về cơ chế chính sách trong q trình CPH, như: việc tiến hành CPH trên cơ sở phương án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư, số cổ phần để lại bán cho người lao động trong DN và số cổ phần bán ra ngoài; việc bán cổ phiếu phải công khai trong DN cũng như trên thị trường, kiên quyết khơng CPH khép kín trong nội bộ DN; khẩn trương thực hiện chủ trương thí điểm các DN đầu tư kinh doanh tài chính của nhà nước để thể hiện hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào DN.

Sau 4 năm thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, tiếp đến là Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển DNNN thành CTCP thay thế cho Nghị định 64/2002/NĐ-CP, sau 3 năm thực hiện, Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế, số lượng các DNNN CPH có dấu hiệu chậm lại, ngồi những ngun nhân khách quan, có nguyên nhân cơ bản là những quy định trong Nghị định này không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP.

Bên cạnh đó, nhà nước đã ban hành một số văn bản luật quan trọng liên quan đến quá trình CPH DNNN, như: Luật Kế toán 2004, Luật Phá sản

2004, Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ Luật Dân sự 2005. Đặc biệt là Luật DN 2005 thay thế cho Luật DNNN năm 2003, đến năm 2009, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc CTCP theo quy định của Luật DN năm 2005 (Điều 166, Luật DNNN 2005).

Như vậy, theo quy định của Luật DN 2005, các DNNN hoạt động theo Luật DNNN 2003, chỉ còn hơn một năm để thực hiện việc chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc CTCP.

Theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2007- 2010, cả nước cần sắp xếp 1.553 DNNN. Tuy nhiên theo số liệu tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới DNNN tổ chức ngày 23/4/2008, năm 2007 cả nước sắp xếp được 271 DN và bộ phận DN, trong đó CPH 150 DN và bộ phận DN; nâng tổng số đến hết năm 2007 sắp xếp là 5.366 DN, trong đó CPH là 3.756 DN. Theo báo cáo của ông Phạm Văn Mn, Phó Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN trong buổi làm việc ngày 29/8/2008 với Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, thì 8 tháng năm 2008, cả nước sắp xếp được thêm 80 DN, đạt 15% kế hoạch cả năm, trong đó CPH được 43 DNNN. Với tiến độ như hiện này, thì khó có thể thực hiện được kế hoạch sắp xếp trên 1.500 DNNN đến năm 2010. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là do từ đầu năm 2008, thị trường chứng khốn liên tục sụt giảm. Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo, phải tích cực thực hiện kế hoạch CPH các DNNN, ngay cả khi thị trường chứng khoán sụt giảm, phấn đấu đạt được mục tiêu, kế hoạch của CPH DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)