Nghị sửa đổi, bổ sung các quy định bán cổ phần cho người lao động và người quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 117 - 124)

lao động và người quản lý doanh nghiệp

Quy định Nghị định 109/NĐ-CP ngày 26/6/2007, đã có bước tiến mới so với Nghị định 187/NĐ-CP về quy định tổ chức Cơng đồn được mua không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này, do cơng đồn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng; quy định bán cổ phần cho tổ chức cơng đồn là phù hợp nhưng chưa đủ để thực hiện mục tiêu CPH DNNN là người lao động trở thành chủ sở hữu của DN, mà quy định của pháp luật cần hoàn thiện theo hướng để người lao động phải trở thành người chủ thực sự của DN sau CPH,

nghĩa là người lao động phải được quyền mua và mua được cổ phần của DN. Còn quy định hiện nay, với mức giảm trừ 40% giá đấu giá bình quân, thì thực tiễn đã có nhiều người lao động khơng có tiền để mua cổ phần và phải bán "quyền mua" cổ phần của mình và họ lại trở thành người làm thuê cho DN. Đồng thời quy định tính thêm giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường, khi đó giá trị DN tăng lên hàng trăm lần, thì cái đích người lao động làm chủ DN càng xa vời.

Theo ý kiến của tác giả, nên sửa đổi việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trên cơ sở mệnh giá sẽ phù hợp với khả năng mua của người lao động, hoặc mức giá mà người lao động được mua cổ phần cần nâng tỷ lệ giảm trừ theo giá đấu giá bình quân từ 40% lên 70 -80%; đồng thời, đây là sự ưu đãi của nhà nước đối với người lao động đang làm việc tại DN, thì các cổ phiếu ưu đãi này cũng cần có những quy định ràng buộc nhất định như: khơng được chuyển nhượng trong một thời hạn nhất định, số lượng cổ phần mà người lao động được mua (pháp luật cần quy định và phân loại các loại hình DNNN trong diện CPH để quy định số lượng (tỷ lệ) cổ phần bán cho người lao động, tránh tình trạng như quy định hiện nay mỗi người lao động được mua 100 cổ phiếu/mỗi năm cơng tác là chưa phù hợp với từng loại hình DN, vì số lượng lao động trong mỗi loại hình DN thuộc diện CPH là khác nhau), quyền biểu quyết của các cổ phần nay…; ngoài số cổ phần được mua ưu đãi, người lao động được tham gia đấu giá mua cổ phần. Ngoài ra, đối với những người lao động không đủ khả năng có được một khoản tiền lớn để mua cổ phần ưu đãi, nhà nước phải có quy định hỗ trợ vay vốn theo một mức lãi suất phù hợp và mức lãi suất này có thể được điều chỉnh chung theo chính sách tiền tệ của nhà nước để khuyến khích người lao động sớm trả được nguồn vốn vay này và trở thành cổ đông thực sự của DN.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý DN, ngoài ưu đãi như đối với người lao động trong DN, nhà nước cần có quy định bán thêm cổ phần ưu đãi cho người quản lý DN khi CPH, để người quản lý DN cũng phải có trách nhiệm

gắn lợi ích của mình đối với việc duy trì, bảo tồn và phát triển phần vốn của nhà nước tại DN CPH, đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bên ngoài yên tâm khi mua cổ phần (góp vốn) vào các DN CPH.

3.3.1.4. Cần quy định rõ ràng nhằm xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với

doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và tách bạch giữa chủ sở hữu và điều hành trong công ty cổ phần

Như đã phân tích ở chương II, các DNNN trong quân đội sau CPH, cơ quan chủ quản trước đây vẫn tiếp tục quản lý về số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được cử sang giữ vốn nhà nước tại CTCP, các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan Chính trị cấp trên như trước đây (mức độ có khác). Việc báo cáo phần vốn nhà nước tại các CTCP vẫn tiếp tục báo cáo về cơ quan chủ quản như trước đây, nhưng cơ quan chủ quản cũng khơng có vai trị gì trong việc đánh giá và xử lý số liệu này, nên nhiều CTCP không báo cáo, hoặc báo cáo chỉ mạng tính chất đối phó, số liệu báo cáo không được kiểm chứng, việc tăng giảm vốn tại CTCP, cơ quan chủ quản nhiều khi không nắm được… Từ những quy định không rõ ràng dẫn đến hiện tượng thiếu minh bạch và cơ chế giám sát quản lý, sử dụng phần vốn nhà nước tại các CTCP. Từ hiện trạng như trên, tác giả đề nghị phải sớm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các CTCP trong quân đội theo hướng sau:

- Giải pháp thứ nhất: Hiện nay để chuyển hết phần vốn nhà nước tại

các CTCP trong quân đội ra ngồi Tổng cơng ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là việc làm rất khó khăn và có thể nói là khơng thể làm ngay được, do vậy theo ý kiến tác giả Bộ Quốc phịng nên thành lập "Cơng ty đầu

tư và kinh doanh vốn quân đội" với chức năng và nhiệm vụ như SCIC, nhưng vốn nhà nước mà công ty này quản lý là vốn thuộc các DN CPH trong qn đội. Ngồi ra, cơng ty này còn thực hiện thêm nhiệm vụ quản lý cán bộ được cử sang CTCP, hướng dẫn tổ chức hoạt động công tác đảng, công tác

chính trị theo định hướng chung của Bộ Quốc phòng phù hợp với từng thời kỳ.

Giải pháp này có ưu điểm cơ bản là xóa bỏ được cơ chế chủ quản, gắn kết quả hoạt động của DN với trách nhiệm của người đại diện phần vốn quân đội. Người đại diện phần vốn của quân đội hoạt động như các thành viên khác của hội đồng quản trị, hoặc một cổ đông nhưng có trách nhiệm báo cáo "Cơng

ty đầu tư và kinh doanh vốn quân đội" trước khi ra quyết định tại CTCP. Đồng thời, các cơ quan chủ quản thuộc Bộ Quốc phịng khơng bị phân tâm trong công tác quản lý phần vốn này, quản lý cán bộ, và triển khai các hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị.

- Giải pháp thứ hai: Bộ Quốc phịng đề xuất với Chính phủ cho phép

các DNNN trong quân đội sau khi CPH trong một thời gian nhất định (2-5 năm), chuyển về SCIC quản lý như đối với các CTCP khác; đối với quân nhân được quân đội cử sang giữ vốn, giải quyết theo hai hướng:

+ Đối với quân nhân cịn tuổi phục vụ tại ngũ, có nguyện vọng tiếp tục phục vụ quân đội, Bộ Quốc phịng điều chuyển các đồng chí này về các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; SCIC cử người của mình sang quản lý phần vốn này.

+ Đối với qn nhân cịn tuổi phục vụ tại ngũ khơng có nguyện vọng tiếp tục phục vụ trong quân đội thì tiến hành phục viên, chuyển ngành theo theo các quy định hiện hành; SCIC tiếp tục sử dụng số cán bộ này để quản lý phần vốn của mình, hoặc cử người khác của SCIC sang quản lý phần vốn nay. Phương pháp này có ưu điểm là giải quyết triệt để các vấn đề về quản lý các DN CPH trong quân đội, để các cơ quan trong quân đội tập trung vào nhiệm vụ chính trị của mình.

3.3.1.5. Cần quy định rõ ràng, nhất quán việc sử dụng đất quốc

Đối với các DN nhà nước trong quân đội, tuyệt đại đa số DN thuộc diện CPH đều đang dùng đất quốc phịng (nói cách khác là đất được Chính phủ quy hoạch cho Bộ Quốc phịng sử dụng vào mục đích quốc phịng). Theo quy định của pháp luật, đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh bao gồm 10 loại (khoản 1, điều 89, Luật Đất đai 2003). Như vậy, đất do đơn vị quân đội đóng quân (trước khi DN CPH) là đất quốc phòng, còn sau khi DN CPH, phiên hiệu đơn vị không cịn mà đổi tên thành CTCP, thì pháp luật hiện nay cịn bỏ ngỏ quy định đó là đất quốc phịng hay khơng phải là đất quốc phịng.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Giải pháp thứ nhất: Đa số các DN CPH đều có nguyện vọng là được

chuyển mục đích sử dụng các diện tích đất này để DN thực hiện thủ tục thuê theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đây là giải pháp vừa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, vừa phù hợp với nguyện vọng với DN CPH.

Việc thuê đất theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo cho các CTCP có quyền, được quy định trong Điều 105, 106 Luật Đất đai năm 2003, cụ thể như:

- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sự dụng đất hợp pháp của mình;

- Được thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Được bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

- Được thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- v.v...

Với sự phân tích ở trên, nếu áp dụng giải pháp thứ nhất sẽ có ưu điểm rất quan trọng là:

- Vấn đề đất đai sẽ được giải quyết dứt điểm và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Không gây rối bận cho các cơ quan Bộ Quốc phịng, khơng làm phân tâm lãnh đạo;

- Tạo cho CTCP có vị thế bình đẳng với các cơng ty khác trong cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế; các CTCP có quyền hợp pháp khi sử dụng đất thuê và tài sản của công ty trên đất này.

Tuy nhiên, hiện tại theo giải pháp này sẽ khó được Bộ Quốc phịng đồng ý vì sẽ làm hụt quỹ đất hiện có của Bộ Quốc phịng; do đó trên thực tế một số DN CPH đang sử dụng đất quốc phòng, được Bộ Quốc phòng cho CTCP thuê theo 2 văn bản (văn bản số 1231/CP-ĐMDN ngày 12/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý đất quốc phòng tại các DNQĐ thực hiện CPH và Hướng dẫn số 2164/BQP ngày 6/5/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục thuê đất quốc phòng đối với các DNQĐ thực hiện CPH). Với cách làm này, thì đất quốc phịng tại các DN CPH khơng chuyển mục đích sử dụng, các CTCP vẫn được thuê đất nhưng không được hưởng một số quyền thiết yếu đối với đất đã thuê và tài sản trên đất thuê, như: quyền thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; quyền cho thuê lại… Bởi vì hợp đồng th đất

ký giữa Bộ Quốc phịng với CTCP chỉ mang tính nội bộ Bộ Quốc phịng. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho các DNQĐ thực hiện CPH.

Mặt khác, việc Bộ Quốc phòng ký hợp đồng cho thuê đất theo văn bản 1231/CP-ĐMDN ngày 12/9/2003, có đặc điểm là văn bản 1231/CP-ĐMDN ra đời trước Luật Đất đai, do đó tính pháp lý sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có cơ quan cho rằng văn bản 1231 khơng cịn giá trị pháp lý kể từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời.

Giải pháp thứ hai: Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ

đồng ý cho Bộ Quốc phòng được ký hợp đồng cho CTCP thuê đất quốc phòng theo cơ chế đặc thù ở một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn công văn 1231/CP-ĐMDN ngày 12/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý đất quốc phòng ở các DNQĐ thực hiện CPH (cần quy định trong Nghị định của Chính phủ). Tính đặc thù ở đây là:

- Đối tượng ký hợp đồng là "đất quốc phòng" đã và đang do CTCP sử dụng;

- Chủ thể ký hợp đồng là Bộ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng khi ký hợp đồng cho thuê đất có thẩm quyền như đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

- Sau khi hợp đồng giữa CTCP với Bộ Quốc phịng được ký, thì quyền sử dụng đất và tài sản trên đất được thực hiện như quy định của pháp luật hiện hành (mang tính tương đối). Cũng cần lưu ý rằng, vì tính đặc thù của đất quốc phòng liên quan đến an ninh quốc gia, nên cũng cần có những quy định mang tính đặc thù như: các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài trong thực hiện quyền sử dụng đất của DN; các vấn đề cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài, hoặc các ngân hàng có cổ phần chi phối của tổ chức, cá nhân nước ngoài...

Với giải pháp thứ hai này, CTCP thuê đất quốc phịng sẽ được bình đặc hơn so với các CTCP khác khi họ thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời Bộ Quốc phịng cũng khơng bị hụt quỹ đất quốc phịng.

Nói chung, các giải pháp nêu trên cũng chỉ là giải pháp tình thế, việc giải quyết đất quốc phòng do DN CPH quản lý và sử dụng cần có quan điểm tồn diện, nhất qn, tránh khuynh hướng vì lợi ích trong phạm vì hẹp mà ảnh hưởng đến chủ trượng lớn của Đảng, Nhà nước về CPH, tác động đến tiến trình CPH và hiệu quả hoạt động sản xuất của DN sau CPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)