Những quy định pháp luật đặc thù hiện hành trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trong quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 86 - 95)

trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trong qn đội

Thực hiện Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP và các quy định khác của Nhà nước, Bộ Quốc phịng đã ban hành Thơng tư số 31/2008/TT-BQP ngày 17/3/2008 Hướng dẫn chuyển DN 100% vốn nhà nước trong quân đội thành CTCP thay thế cho Thông tư số 98/2005/TT-BQP ngày 11/7/2005 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn chuyển công ty nhà nước trong quân đội thành CTCP. Trên cơ sở kế thừa các quy định phù hợp với thực tế của các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, nội dung Thơng tư số 31/2008/TT-BQP có nhiều điểm mới sau:

Như các thông tư trước đây, quy định đầu tiên cần xác định đối với DNNN trong quân đội "Việc cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong quân đội phải chấp hành đầy đủ các quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 ngày 26/6/2007 của Chính phủ và Thơng tư của các Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP". Ngoài ra đối với các DNNN trong quân đội có một số quy định mang tính đặc thù sau:

a) Về Ban chỉ đạo cổ phần hóa

- Theo quy định trước đây có 5 thành viên:

+ Trưởng Ban chỉ đạo: Bộ Quốc phòng ủy quyền cho một thủ trưởng Cục Kinh tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên: một cán bộ Cục Tài chính, một cán bộ đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phịng có DN CPH; một lãnh đạo DN CPH (nếu CPH công ty thành viên của Tổng cơng ty thì tham gia ban chỉ đạo là một lãnh đạo Tổng công ty).

- Quy định mới về Ban chỉ đạo không ghi cụ thể là bao nhiêu thành viên, mà quy định thêm một số thành viên sau:

+ Đại diện cơ quan văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Cán bộ, Cục Quân lực. + Đại diện Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đối với trường hợp DN CPH thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước [32, tr. 1]. Việc bổ sung vào Ban chỉ đạo CPH DNQĐ, là việc làm rất kịp thời, vì trong thời gian qua việc giải quyết các vấn đề phát sinh về chế độ chính sách của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, việc đôn đốc của các cơ quan quản lý trực tiếp có DN CPH chưa được quan tâm đúng mức, không quy được trách nhiệm đối với các cá nhân được giao nhiệm vụ. Trong quân đội, các cấp quản lý có "nhiều tầng, nhiều nấc", nếu khơng có thành viên các cơ quan liên quan đến việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình CPH như trong thời gian vừa qua đã có ảnh hưởng nhất định đến giải quyết những vướng mắc phát sinh. Vì khi giải quyết vấn đề liên quan đến cơ quan mình, thì cơ quan đó lại yêu cầu họp, nắm thơng tin, sau đó mới triển khai tham mưu giải quyết. Lần đầu tiên Ban chỉ đạo có thành phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, đây là bước tiến quan trọng để chuyển giao các DNNN trong quân đội ra ngoài nhà nước quản lý mà quân đội không nhất thiết phải quản lý và nắm giữ cổ phần.

b) Việc xác định giá trị doanh nghiệp

Ngoài việc thực hiện theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ

Tài chính. Các DNNN trong qn đội CPH "khơng tính giá trị quyền sử dụng đất quốc phòng vào giá trị DN khi thực hiện CPH. Sau khi chuyển thành CTCP, nếu có đất quốc phịng do cơng ty đang quản lý và sử dụng thì được Bộ Quốc phòng cho thuê, trong khi chờ hướng dẫn mới, thủ tục thuê đất quốc phòng áp dụng hướng dẫn số 2164/BQP ngày 6/5/2005 của Bộ Quốc phịng". Cơng văn hướng dẫn số 2164/BQP ngày 6/5/2005 của Bộ Quốc phòng trên cơ sở công văn 1231/CP - ĐMDN, ngày 12/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý đất quốc phòng ở các DNQĐ thực hiện CPH. Nội dung của công văn thể hiện như sau: "đối với các doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, đang sử dụng đất đã được quy hoạch cho Bộ Quốc phòng, vẫn tiếp tục sử dụng nhưng phải ký hợp đồng với Bộ Quốc phịng. Người th đất có quyền hạn và nghĩa vụ như quy định hiện hành, tiền thuê đất Bộ Quốc phòng thu theo quy định của nhà nước và được cân đối vào kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng" [17, tr. 1], đây là căn cứ pháp lý để các DNNN trong quân đội và các cơ quan của Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện, đồng thời đây cùng là vấn đề còn nhiều tranh luận, ảnh hưởng đến tiến trình cũng như thực hiện các quyền của DN cổ phần sau khi thuê đất của Bộ Quốc phòng.

c) Về giải quyết chính sách cho người lao động

Người lao động trong các DNQĐ rất đặc thù, địa vị pháp lý của họ là "địa vị pháp lý kép", nghĩa là họ vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quân sự và pháp luật lao động.

Người lao động trong các DN

ngoài QĐ

Sĩ quan, QNCN, CCQP

Do vậy chế độ, quyền lợi đối với người lao động trong các DN quốc phòng chịu chi phối đồng thời của Pháp luật Quân sự (Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các quy định của Bộ Quốc phòng) và pháp luật lao động, pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế…. Từ đó các mối quan hệ lao động bên trong DNQĐ cũng phải được điều chỉnh bằng các chế độ chính sách đặc thù, tính đặc thù này được thể hiện ở trước và sau khi DN sắp xếp, đổi mới DNNN trong qn đội. Chính vì tính đặc thù, trong một số trường hợp, cùng một quan hệ lao động có DN thì áp dụng theo Bộ luật Lao động, có DN áp dụng theo luật quân sự [50, tr. 3].

Do vậy, để đảm bảo chế độ, quyền lợi của người lao động trong các DNQĐ, Bộ Quốc phịng đã có quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 và quyết định số 53/2004/QĐ-BQP về việc sửa đổi khoản 3 điều 1 Quyết định số số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 về thực hiện một số chế độ chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các DNQĐ chuyển thành CTCP (gọi tắt là Quyết định 133). Nội dung chủ yếu của hai quyết định này như sau:

* Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp:

- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng, quân đội có nhu cầu sử dụng thì cấp có thẩm quyền xét chuyển cơng tác trước khi DN chuyển thành CTCP.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đủ điều kiện nghỉ hưu thì giải quyết chế độ hưu trí theo quy định hiện hành trước khi DN thực hiện CPH. Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đủ điều kiện nghỉ hưu, có nguyện vọng chuyển sang CTCP thì giải quyết trợ cấp phục viên một lần từ nguồn ngân sách Nhà nước và được bảo lưu phần bảo hiểm xã hội của thời gian công tác phục vụ trong quân đội theo quy định tại Điều 7 Nghị định 04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thiếu dưới 5 năm thời gian phục vụ quân đội mới đủ điều kiện nghỉ hưu:

+ Nếu sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại CTCP, được hưởng lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh, do CTCP trả như đối với sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp được quân đội cử sang trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước (Bộ Quốc phòng). CTCP thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định cho đơn vị quân đội quản lý quân nhân. Đơn vị (cơ quan quản lý cấp trên) quản lý sĩ quan, QNCN thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác.

+ Nếu sĩ quan, quân nhân chuyên khơng có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại CTCP thì đơn vị cấp trên chủ quản điều sang đơn vị khác công tác thuộc quyền.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 1 năm (12 tháng) mới đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ nếu có nguyện vọng nghỉ hưu thì được quĩ hỗ trợ lao động dơi dư do sắp xếp lại DN đóng 1 lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, khơng có nguyện vọng chuyển sang CTCP, mà đơn vị khơng sắp xếp được thì thực hiện chế độ phục viên theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ và mục III Thông tư liên tịch số 1699/2001/TT-LT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 19/6/2001 của Liên Bộ Quốc phòng, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính.

Đối với người lao động không phải là quân nhân thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đối với người lao động theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2008 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP; Thông tư số 49/2008/TT-BQP ngày 27/3/2008 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước trong quân đội.

Quyết định số 133, là căn cứ pháp lý cơ bản cho các cơ quan chức năng thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động khi DNQĐ chuyển thành CTCP. Quyết định này cũng là điểm mấu chốt của sự vướng mắc mà hiện nay các cơ quan quản lý và nhiều DNQĐ sau khi CPH chưa tìm được lời giải.

d) Việc giải quyết trang bị quân sự khi thực hiện CPH

Đây là những quy định mới mà các văn bản về CPH DNNN trong quân đội trước đây chưa có quy định rõ ràng. Theo thơng tư số 31/2008/TT- BQP ngày 17/3/2008, quy định đối với các trang bị quân sự khi thực hiện CPH thực hiện như sau:

- Thu hồi 100% vũ khí, đạn dược các trang bị đặc thù quân sự về cơ quan, đơn vị cấp trên của DN quản lý;

- Công ty cổ phần nào mà nhà nước cịn nắm giữ cổ phần chi phối, thì được sử dụng 01 xe biển số quân sự để phục vụ cho chỉ huy;

Công ty cổ phần nào mà nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, thì khơng được sử dụng biển số quân sự kể từ ngày CTCP được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu. Đối với xe mang biển số quân sự đã được tính vào giá trị DN, thì phải đăng ký chuyển biển số xe.

Trong thời gian vừa qua, có CTCP sau khi đi vào hoạt động vẫn sử dụng danh nghĩa là đơn vị quân đội, uy tín của quân đội để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với lợi thế này tạo ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng giữa các DN, trong một số ít trường hợp vi phạm pháp luật, làm giảm uy tín của quân đội. Do vậy lần đầu tiên thơng tư hướng dẫn có quy định nội dung về con dấu và sử dụng một số cụm từ liên quan đến quân đội, đó là:

- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CTCP tiến hành khắc dấu theo quy định của pháp luật. Trong con dấu và tên của CTCP không được dùng cụm từ "Quân đội" hoặc "Bộ Quốc phòng", trừ trường hợp Bộ Quốc phịng cho phép bằng văn bản. Các cơng ty nào cịn sử dụng con dấu có cụm từ "Qn đội" hoặc "Bộ Quốc phịng" mà khơng được Bộ Quốc phịng cho phép thì phải thay bằng con dấu khác;

- Trong các văn bản giao dịch của CTCP, nơi ghi tên đơn vị ban hành văn bản, không được ghi tên đơn vị quân đội chủ quản cấp trên trực tiếp của DNNN; đối với quân nhân là người đại diện phần vốn nhà nước trong CTCP, không được dùng cấp bậc quân hàm (trừ công văn báo cáo Bộ Quốc phòng).

2.2.4. Kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc

trong quân đội đến tháng 12/2007

Cũng như DNNN ngoài quân đội, việc CPH các DNNN trong quân đội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sau CPH các CTCP đều phát triển tốt. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, cổ tức và thu nhập bình quân của người lao động đều tăng trưởng đáng kể:

- Doanh thu bình qn tăng 37,79%, trong đó có những cơng ty doanh thu tăng rất lớn như Cơng ty Nicotex, CTCP Bao bì Vinh, CTCP Phú Tài…

- Lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 267,39%, trong đó có những cơng ty năm 2007 đạt lợi nhuận tăng trên 300% như CTCP Bao bì Vinh, CTCP Phú Tài, CTCP Xây dựng Lũng Lơ II, CTCP An Bình, CTCP Hà Đơ..

- Nộp ngân sách bình quân tăng 52,64%, mặc dù các CTCP 3 năm đầu được miễn thuế thu nhập DN. Điển hình là các cơng ty có tốc độ tăng trưởng cao: CTCP Nicotex, CTCP Bao bì Vinh, CTCP Phú Tài, CTCP Hà Đô…

- Thu nhập của người lao động bình qn tăng 36,43%, các cơng ty có mức thu nhập cao là CTCP Misoft, CTCP Xây dựng Lũng Lơ II, CTCP An Bình, CTCP Phú Tài…

- Cổ tức bình quân năm 2007 đạt 15,65% (Vào thời điểm đó cao gấp đơi lãi suất tiền gửi ngân hàng), trong đó các cơng ty có cổ tức cao và ổn định như CTCP Nicotex, CTCP Bao bì Vinh, CTCP Phú Tài, CTCP Hà Đơ…

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau CPH: (Phụ lục 3)

Tuy nhiên, quá trình CPH DNNN trong quân đội thời gian qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể: Việc CPH đang dừng lại ở các DN có quy mơ nhỏ (bình qn vốn nhà nước dưới 9 tỷ đồng, lao động trong danh sách bình quân dưới 600 người). Chưa có sự đổi mới mạnh mẽ trong quản trị công ty, hầu hết các DN sau khi CPH vẫn sử dụng bộ máy và cán bộ quản lý cũ (Giám đốc, phó Giám đốc, Kế tốn trưởng DN vẫn giữ ngun chức vụ; chưa có DN nào sau khi CPH sự dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành). Có ý kiến cho là tốt, vì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của DN là tốt, được sự tín nhiệm cao. Có ý kiến khác lại cho là khơng tốt, vì cán bộ quản lý cũ sẽ khó có thể tạo được sự đổi mới và chuyển biến thực sự về phương pháp quản lý, lề lối làm việc và tư duy mới trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh theo mơ hình tổ chức kinh doanh mới - CTCP. Với hai loại quan điểm đó, khơng hẳn quan điểm này đúng hay quan điểm kia đúng. Nếu bộ máy quản lý, điều hành cũ đang phát huy tốt thì việc duy trì là đúng, trường hợp ngược lại sẽ là không phù hợp với quy luật. Tuy nhiên, việc Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc tuy không trái với quy định của pháp luật nhưng có nhược điểm là không tách bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)