Những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa trong quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 103 - 106)

hóa các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa trong quân đội

Sự chậm trễ thực hiện CPH các DNNN trong quân đội có nhiều nguyên nhân, vừa có nguyên nhân khách quan, vừa có nguyên nhân chủ quan, tựu trung lại có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Một là, Về tư tư tưởng, ở không it cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp

chưa nhận thức được sự cần thiết, xu hướng tất yếu phải sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN trong quân đội; chưa coi trọng CPH là thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nên chưa tích cực trong việc triển khai, chỉ đạo hướng dẫn các DN thuộc quyền, trong diện thực hiện CPH, thậm chí khơng ít đơn vị tìm cách né tránh hoặc trì hỗn CPH.

Hai là, Về lợi ích, đối với cơ quan, đơn vị cấp trên DN: Vì thực hiện

CPH các DN đang thuộc quyền quản lý của mình, nên cơ quan, đơn vị cấp trên DN mất lợi ích như: mất nơi tạo nguồn thu; nơi giải quyết chính sách cho lao động dôi dư từ cơ quan, đơn vị; nơi gửi gắm con cháu để có việc làm… Đồng thời qua trình CPH cịn gây thêm sự rối bận cho cơ quan, đơn vị nhưng khơng được lợi ích gì: tiền cổ tức khơng được; tiền cho thuê đất không được; tiền bán phần vốn nhà nước cũng khơng được… Do đó các cơ quan, đơn vị khơng tích cực triển khai CPH.

Ba là, Đối với tập thể DN, số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ

phúc lợi được chia cho người lao động để mua cổ phần, quy định này đáp ứng được lợi ích của người lao động, nhưng khơng đáp ứng được lợi ích của tập thể, mà đại diện là tổ chức Cơng đồn của DN. Theo quy định gần đây tại Nghị định 109/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ có quy định tổ chức Cơng đồn được mua khơng q 3% vốn điều lệ theo giá ưu đãi bằng 60% giá đấu giá bình qn, nhưng khơng quy định được sử dụng nguồn quỹ hợp pháp

nào để mua cổ phần (ngoài nguồn quỹ theo quy định của điều lệ cơng đồn là kinh phí cơng đồn để lại sau khi trích nộp, nhưng là rất nhỏ so với 3% vốn điều lệ), trong khi đó lại quy định nguồn quỹ để mua cổ phần không được huy động của đồn viên cơng đồn hay là vay vốn.

Bốn là, Đối với người lao động, trong các DNQĐ, cơ cấu lao động rất

phong phú, vừa có người lao động là quân nhân, vừa có người lao động là cơng nhân viên quốc phịng, vừa có người là lao động hợp đồng. Khi CPH, đại đa số người lao động trong DN khơng phấn khởi CPH, vì họ cảm thấy chưa thỏa mãn với chính sách hiện hành.

Năm là, Các văn bản quy phạm pháp luật CPH DNNN, CPH DNNN trong quân đội còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Nhiều quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng còn chưa giải quyết được tính đặc thù của CPH DNNN trong quân đội. Mặc dù số lượng các văn bản về CPH trong quân đội được ban hành nhiều, song một số vấn đề lớn như đất đai, chính sách với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, không được giải quyết thỏa đáng.

Sáu là, về cơ chế bán đấu giá cổ phần, theo quy định hiện hành, ngoài

phần vốn nhà nước nắm giữ, còn lại được bán theo phương thức đấu giá, ai có nhu cầu mua thì đăng ký và đặt cọc (10% so với giá khởi điểm - Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007). Phương thức này đã dẫn đến hiện tượng bán đi, bán lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian CPH, vì các nhà đầu tư đặt giá rất cao, sau đó từ chối mua (chịu mấy tiền đặt cọc). DN phải xử lý số cổ phần không bán hết hoặc phải tổ chức bán đấu giá lần sau;

Bảy là, Chính sách bán cổ phần cho người lao động: Nhà nước có chính sách bán cổ phần cho người lao động với giá giảm 40% so với giá đấu giá thành cơng bình qn là một sự ưu đãi đối với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp, với cơ chế ưu đãi này đã hạn chế mục tiêu CPH (một trong những mục tiêu của CPH DNNN là người lao động trong DN mua cổ phần để trở thành người chủ của DN). Vì có nhiều trường hợp, giá đấu bình qn thành cơng thường cao hơn nhiều so với mệnh giá (ví dụ như:

Công ty 26 cao hơn 90%, Công ty Phú Tài cao hơn 37%, Công ty Lâm Viên cao hơn 46%, chi nhánh Hà Nội Tổng công ty Đông Bắc cao hơn 30%....), làm cho người lao động ít có khả năng mua, nếu có mua thì phải vay tiền sau đó bán lại để trả tiền vay.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)