Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 50 - 54)

Nhà nước Trung Quốc đã phát động thí điểm một chế độ mới - chế độ CPH. Nhiều người coi đây là hướng đi có triển vọng nhất để cải cách DNNN. Họ tin rằng bằng cách cho phép các nhà quản lý và người lao động sở hữu một phần DN, lợi ích cá nhân của họ sẽ gắn bó chặt hơn với hiệu quá hoạt động của DN. Do vậy, họ sẽ quan tâm hơn đến sự phát triển lâu dài của DN và hạn chế việc đòi tăng lương hay trợ cấp vật chất quá đáng. Nói cách khác, sự nhức nhối kéo dài hàng thập niên về "hành động thiển cận'' ở các DNNN sẽ khơng cịn chỗ để tồn tại. Nhưng thật khơng may, bằng chứng tại các DN thí điểm chế độ CPH lại cho thấy những vấn đề trên vẫn tồn tại, và trong nhiều trường hợp, còn trầm trọng hơn do CPH đã tạo ra một môi trường tự quyết cao hơn so với hệ thống trước đó.

Cuối năm 1995, trong khu vực công nghiệp Trung Quốc, 5.873 DN từ cấp quận huyện trở lên đã chính thức đăng ký hoạt động dưới hình thức CTCP: Một năm sau, con số này đã tăng tới 8.282. Cổ phiếu của đa số các công ty này không được giao dịch trên thị trường chứng khốn, vì cho đến cuối năm 1997 chỉ có khoảng 750 cơng ty có chứng khốn niêm yết trên thị trường.

Hầu hết các CTCP đều phát hành ba loại cổ phiếu: cổ phiếu nhà nước, cổ phiếu cá nhân, và cổ phiếu pháp nhân. Cổ phiếu nhà nước là cổ phiếu do nhà nước sở hữu, nhà nước là người nắm giữ đa số cổ phiếu ở hầu hết các CTCP. Cổ phiếu cá nhân là cổ phiếu dành cho nhân viên của công ty (thường nhân viên của công ty được mua cổ phiếu với giá rất ưu đãi) và các nhà đầu tư cá thể khác (nếu cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán). Cổ phiếu pháp nhân là cổ phiếu được phát hành và bán cho các DN khác, ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ở một số DN, trước đây cịn có một loại cổ phiếu thứ tư là cổ phiếu DN hay cổ phiếu tập thể. Đây là những cổ phiếu đại diện cho số cổ phần được tích lũy từ việc đầu tư lợi nhuận giữ lại của DN. Tuy nhiên, sau đó luật pháp đã cấm các DN phát hành loại cổ phiếu này.

Để khuyến khích các DNNN chuyển sang hình thức CTCP, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các chính sách ưu đãi như giảm thuế thu nhập so với mức áp dụng cho các DNNN khác (nhưng từ sau năm 1994, thuế thu nhập áp dụng chung cho mọi loại hình DN là 33%), tăng quyền tự chủ của các DN trong quản lý đầu tư, lao động, sản xuất, tiêu thụ và hỗ trợ đặc biệt từ nhà nước dưới hình thức tín dụng trực tiếp. Tuy vậy, trong q trình thí điểm chế độ cổ phần vẫn nẩy sinh nhiều vấn đề ngồi mong muốn. Mặc dù chưa có một điều tra hệ thống về tình hình tài chính của các CTCP, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng hiệu quả hoạt động của các công ty này vẫn chưa được cải thiện

đáng kể. Trái lại, vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với cổ phần nhà nước ở nhiều CTCP trong việc phân chia lợi nhuận.

Động lực đòi tăng lương và các trợ cấp vật chất của người lao động cũng như người quản lý vẫn rất lớn, trong khi đó động lực đầu tư phát triển dài hạn lại yếu. Sau đây là tóm tắt về một số vấn đề lớn đối với các CTCP.

Lợi ích của các cá nhân trong CTCP tăng lên trong khi nhà nước phải chịu thiệt thòi. Ở hầu hết các CTCP, đại diện cho cổ phần nhà nước lại không

phải là người có khả năng bảo vệ lợi ích của nhà nước một cách có hiệu quả. Trong đa số các trường hợp, thành viên ban giám đốc đại diện cổ phần nhà nước là những cán bộ cũ của các sở công nghiệp, họ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi người lao động cũng như giám đốc cơng ty, trong khi đó có rất ít cơ chế giám sát để xem họ có hành động vì lợi ích của nhà nước hay không. Hơn nữa, thành viên của hội đồng quản trị không được phép mua cổ phiếu do cơng ty phát hành nên khơng có sự ràng buộc nào giữa lợi ích cá nhân họ và lợi ích của nhà nước.

Một số CTCP thí điểm dùng nhiều cách khác nhau để làm lợi cho nhân viên của mình và gây thiệt hại cho nước. Ví dụ: một số cơng ty đã bán cho nhân viên của mình những cổ phiếu có thể bán lại tại mức giá mà họ đã mua. Điều này giống như thể thức quyền lựa chọn bán, nhưng không đặt mức giá ban đầu cao tương ứng với mức rủi ro thấp. Vì vậy, cổ đơng là nhân viên của cơng ty sẽ có lợi nếu cơng ty làm ăn có lãi nhưng lại không phải chịu rủi ro trong trường hợp công ty thua lỗ. Trong nhiều trường hợp khác, các DNNN thành lập công ty con kinh doanh có lãi của họ để làm thí điềm CPH và khuyến khích nhân viên của mình mua cổ phiếu do các công ty mới này phát hành. Các CTCP mới này được chuyển nhượng những nguồn lực với mức giá bằng không hay mức giá nội bộ cực thấp từ các công ty con khác và kết quả tất yếu là lợi nhuận của các CTCP mới này tăng lên trong khi các công ty con khác chưa CPH phải gánh chịu thiệt thòi.

Việc tăng lương trở nên dễ dàng hơn. Một trong những mục tiêu quan

trọng nhất của giám đốc DNNN là tối đa hóa lợi ích của nhân viên làm việc trong công ty. Nhưng dưới cơ chế cũ, các cơng ty bị bó buộc trong những hạn chế mà nhà nước áp đặt: Ví dụ: theo cơ chế trách nhiệm hợp đồng, tốc độ tăng quỹ lương của DNNN bị giới hạn bởi tốc độ tăng tổng lợi nhuận và thuế. Ngồi ra, phần tiền thưởng cịn phải chịu thuế suất cao, nếu số tiền này vượt quá bốn tháng lương. Còn theo chế độ cổ phần - một cơ chế nhằm tăng cường quyền tự chủ của DN - nhiều địa phương đã xóa bỏ các giới hạn về tốc độ tăng quỹ lương và vì thế các cơng ty này tha hồ tăng lương, tăng thưởng.

Người lao động và các cổ đơng cá nhân khác vẫn cịn ngần ngại trong việc đầu tư dài hạn. Sở dĩ như vậy là vì chưa có một khung pháp lý phù hợp bảo vệ quyền lợi đối với tài sản riêng của họ, nên họ lo ngại rằng họ sẽ bị tịch thu tài sản khi có biến động chính trị bất lợi. Nhiều người lao động chỉ muốn kiếm lời bằng cách mua đi bán lại cổ phiếu trên thị trường ngầm. Để ngăn chặn tình trạng trên, nhà nước đã cấm việc giao dịch cổ phiếu nhân viên trên thị trường trong vòng một năm kể từ khi mua. Phần lớn các cổ đông cá nhân đã mua cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoản muốn giao dịch sinh lợi ngay thay vì có mục tiêu lâu dài.

Cơ cấu bộ máy điều hành của CTCP không bảo vệ được cổ phần của nhà nước. Cơ cấu bộ máy quản lý của các CTCP thí điểm rất tùy tiện và rất khác nhau giữa các công ty. Cơ cấu tổ chức của mỗi công ty là một sự thỏa hiệp phản ánh lợi ích của tất cả các bên có liên quan. Chẳng hạn, một cơng ty có thể xây dựng bộ máy cho mình dựa trên ý kiến của các quan chức làm việc trong các cơ quan quản lý trực tiếp trước đây của công ty. Việc lựa chọn những người có năng lực vào hội đồng quản trị đại diện cho lợi ích của nhà nước vẫn chưa được chú trọng. Một số cơng ty khơng có hội đồng quản trị, giữ nguyên bộ máy quản lý cũ và chỉ thay đổi tên công ty thành CTCP. Nhiều công ty lại gắn cho giám đốc cũ một chức danh mới, đó là chủ tịch hội đồng quản trị. Thậm chí một số cơng ty cịn bỏ ln đại hội cổ đông. Mặc dù nắm

giữ phần lớn cổ phần ở hầu hết các công ty, nhưng số thành viên đại diện cho nhà nước trong hội đồng quản trị lại thường không tương xứng với tỷ lệ cổ phần mà nhà nước nắm giữ.

Huy động vốn là mục tiêu hàng đầu của các địa phương. Các địa phương đóng một vai trị rất quan trọng trong công tác xây dựng và thực hiện thí điểm chế độ CPH. Tuy vậy, mục tiêu hàng đầu của các địa phương khi thí điểm chế độ CPH lại không phải để cải cách cơ cấu bộ máy điều hành DN mà là để huy động nhưng đồng vốn họ không thể huy động bằng các phương tiện thông thường. Bằng cách phát hành cổ phiếu, các địa phương có thể tránh được những quy định về tín dụng như trần lãi suất và hạn mức tín dụng áp dụng đối với các chi nhánh của các ngân hàng thương mại tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)