Giai đoạn thí điểm "hệ thống doanh nghiệp hiện đại"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 54 - 57)

Hầu hết các DNNN được phép thí điểm chế độ cổ phần đều là những DN vừa và nhỏ, vì nhà nước khơng muốn đa dạng hóa chế độ sở hữu trong các DN lớn. Để giải quyết các vấn đề của toàn bộ khu vực DNNN, năm 1993, quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đề ra mục tiêu xây dựng "hệ thống doanh nghiệp hiện đại", mà thực chất là cải cách hệ thống DNNN thông qua biện pháp thương mại hóa. Năm 1994, Luật Công ty ra đời đã tạo ra một khung pháp lý cho công cuộc cải cách. Từ đó trở đi, nhà nước đã áp dụng chính sách "thả nhỏ giữ lớn", tức là thương mại hóa các DNNN lớn nhà vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu, trong khi cho phép CPH mặc nhiên các DN nhỏ. Năm 1997, nhà nước đã nhiều lần tuyên bố sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách DNNN mà trọng tâm là xây dựng hệ thống DN hiện đại. Cuối năm 1997, 100 DNNN lớn thuộc quyền quản lý trực tiếp của trung ương đã được chuyển sang hình thức cơng ty và hầu hết số này vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Khoảng vài nghìn DNNN vừa và lớn cấp địa phương cũng được chuyển sang hoạt động dưới hình thức cơng ty. Đồng thời, nhà nước cịn khuyến khích việc

mua bán, giải thể, sáp nhập, phân tách cũng như liên doanh liên kết giữa các DNNN vừa và nhỏ.

Năm 1997, nhiều biện pháp đã được áp dụng nhằm đưa hệ thống DN hiện đại vào các DNNN lớn theo chương trình cải cách của nhà nước, bao gồm các DN trung ương cũng như DN địa phương và 120 tập đồn được chọn làm thí điểm. Trước tiên, nhà nước đã chuyển các khoản vay xây dựng cơ bản của các DNNN thành vốn cổ phần. Do vậy, đã giảm được gánh nặng trả nợ cho các DN này. Năm 1997 số tiền nợ đã được chuyển thành vốn cổ phần đã lên tới 38 tỷ NDT. Tiếp đó, các ngân hàng quốc doanh đã được phép xóa nợ khó địi lên tới 30 tỉ NDT. Biện pháp thứ ba là nhà nước đã dành hầu hết số ''hạn ngạch phát hành chứng khoán'' cho các DNNN lớn nằm trong kế hoạch cải cách. Thứ tư, rất nhiều địa phương đã hoàn trả một phần thuế thu nhập cho các DNNN nằm trong kế hoạch cải cách. Biện pháp thứ năm là nhà nước tiếp tục hỗ trợ các DNNN và các tập đoàn lớn bằng cách dành cho họ những khoản tín dụng lãi suất thấp và quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.

Mục tiêu trọng tâm của hệ thống DN hiện đại là thương mại hóa các DNNN. Dưới đây là những yếu tố cơ bản của hệ thống này:

1. Chuyển các DNNN đặc biệt là các DNNN lớn, thành cơng ty có cơ chế sở hữu rõ ràng và cơ cấu tổ chức dạng công ty. Theo hệ thống này các DNNN đã chuyển sang hình thức cơng ty phải lập hội đồng quản trị đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu.

2. Thiết lập các thực thể độc lập dưới hình thức cơng ty để thay mặt cho nhà nước quản lý hoạt động của các DN (được phân nhóm theo đặc điểm địa lý, theo ngành, hoặc theo cả hai) thông qua hội đồng quản trị. Các đơn vị quản lý tài sản của nhà nước (như Công ty Quản lý Tài sản Nhà nước) sẽ thay thế các cơ quan quản lý theo ngành dọc cấp bộ cũng như cấp sở.

3. Thành lập ban giám sát công ty đối với các DNNN đã thương mại hóa, theo Luật Cơng ty. Chức năng của ban này là ngăn ngừa ban giám đốc

cơng ty vi phạm pháp luật hoặc có hành vi đi ngược với lợi ích của cơng ty và triệu tập đại hội cổ đông khi cần thiết. Thành viên của ban này phải là các chuyên gia am hiểu về quản lý DN và thị trường.

4. Phân biệt rõ ràng chức năng quản lý của nhà nước và chức năng thương mại thơng qua tiến trình thương mại hóa các DNNN.

Một giả thuyết then chốt đứng sau ''hệ thống doanh nghiệp hiện đại'' là nếu chức năng thương mại và chức năng quản lý nhà nước được tách biệt, sẽ giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và vì vậy các DNNN có thể kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, hành vi thiển cận của người quản lý cũng như người lao động sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả một khi chủ sở hữu công ty được xác định rõ ràng và lợi ích của họ được đại diện bởi các thành viên của hội đồng quản trị. Những bằng chứng cho thấy thực tế ở các cơng ty thí điểm hệ thống này khác xa với những gì mọi người mong đợi. Dưới đây là những vấn đề chính nảy sinh trong q trình thí điểm hệ thống DN hiện đại:

(l) Trong số 100 DN trung ương được lựa chọn thí điểm hệ thống mới (Ủy ban Kinh tế và thương mại nhà nước giám sát thí điểm 70 DN, Ủy ban Cải cách DNNN giám sát thí điểm 30 DN), có 80% đã lựa chọn hình thức cơng ty 100% sở hữu nhà nước. Ở cấp tỉnh, phần lớn các DN được chọn thí điểm cũng lựa chọn hình thức này. Với 100% sở hữu nhà nước, đa số các công ty này vẫn tiếp tục phải chịu gánh nặng các chức năng nhà nước và xã hội, như duy trì cơng ăn việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế và hỗ trợ người nghèo), chịu sự kiểm soát giá cả, phải thực hiện quyết định của nhà rước trong các dự án đầu tư và phải giúp đỡ các DN hay các ngành

nằm trong diện ưu tiên của nhà nước…

(2) Trong nhiều công ty, chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là tổng giám đốc và thành viên của hội đồng quản trị cũng đồng thời là thành viên ban giám đốc. Một số công ty khác phối hợp Đảng ủy và ban giám đốc thành

hội đồng quản trị. Thành viên ban giám đốc có quyền hạn rất lớn mà khơng bị hội đồng quản trị độc lập nào giám sát. Nói cách khác, vấn đề kiểm sốt nội bộ vẫn cịn tồn tại trong cơ cấu tổ chức mới của các công ty.

(3) Trong một số ngành, các CTCP 100% sở hữu nhà nước đã thực hiện quyền kiểm sốt các cơng ty con của mình. Kết quả là quyền quản lý công ty trước đây đã trao cho các công ty con lại tập trung vào các công ty mẹ. Hội đồng quản trị của các công ty con chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

(4) ở nhiều công ty mới thành lập, ba ban cũ (Đảng ủy, Cơng đồn và Đại hội đại biểu người lao động) tồn tại cùng ba ban mới (đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám sát); trách nhiệm của các ban này cũng như mối quan hệ giữa chúng còn rất chồng chéo nên đã dẫn tới mâu thuẫn nội bộ và giảm hiệu quả của khâu ra quyết định.

(5) Các cơng ty thí điểm hệ thống DN hiện đại áp dụng chính sách thù lao quản lý, tức là tiền lương bao gồm hai bộ phận lương cơ bản và thưởng dựa trên cơ sở chất lượng công việc. Nhưng hầu hết giám đốc DNNN lại không được tuyển chọn từ thị trường lao động quản lý mà do cơ quan quản lý nhà nước chỉ định. Bên cạnh đó, nhiều cơng ty vẫn độc quyền trong kinh doanh. Do vậy, không thể đánh giá được khả năng của các giám đốc một cách công bằng [52, tr. 202-213].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)