Một số bất cập trong các quy định hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc trong quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 95 - 103)

doanh nghiệp Nhà nƣớc trong quân đội

Trong những năm qua, các cơ quan của Bộ Quốc phòng quán triệt Nghị quyết 71 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, đã chủ động nghiên cứu các quy định của Chính phủ đề xuất, tham mưu với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành các quy định về CPH DNNN trong quân đội, các quy định cơ bản đã đáp ứng được quá trình mở rộng và đẩy mạnh CPH DNNN trong quân đội và từng bước hoàn thiện, song so với các yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ đề ra vẫn còn nhiều điểm bất cập làm giảm tiến trình CPH DNNN trong quân đội, cụ thể như sau:

Một là, vấn đề quản lý phần vốn nhà nước ở CTCP: đối với DNNN

nói chung và DNNN trong quân đội nói riêng, nhà nước cử người làm đại diện phần vốn nhà nước tại các DN CPH:

Hầu hết các DNNN và DNNN trong quân đội khi CPH đều cử người đại diện phần vốn nhà nước tại CTCP là Giám đốc, Phó giám đốc, Kế tốn trưởng của DNNN trước khi CPH. Theo quy định tại Thông tư số 98/2005/TT-BQP ngày 11/7/2005 số người được cử sang đại diện phần vốn nhà nước từ 1 đến 2 người, đến Thông tư số 31/2008/TT-BQP ngày 17/3/2008 của Bộ Quốc

phòng quy định, căn cứ vào quy mô vốn nhà nước đầu tư, chủ sở hữu có thể cử từ 1 đến 3 người đại diện phần vốn nhà nước tại CTCP (trong đó có một người làm công tác Đảng - cơng tác chính trị). Khi DNNN chuyển sang CTCP, thông thường các cán bộ được cử sang đều được bầu vào các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc), Kế toán trưởng CTCP, họ vẫn là cán bộ của quân đội, là sĩ quan tại ngũ trong quân đội và do cơ quan chủ quản trước khi CPH quản lý về cán bộ (thăng quân hàm, phong sĩ quan, lên lương, ra quyết định nghỉ hưu…).

Theo các quy định hiện hành, các DNNN sau CPH, hoạt động theo luật DN, khơng có trách nhiệm phải báo cáo các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh với cơ quan chủ quản như trước đây, ngược lại cơ quan chủ quản khơng có chức năng kiểm tra các CTCP vì lúc này họ khơng phải là cơ quan chủ quản của DN cổ phần. Do vậy, việc đánh giá và quản lý cán bộ được cử sang đại diện phần vốn nhà nước rất khó khăn (đảm bảo đúng quy định nhà nước - khơng làm thất thốt tài sản nhà nước). Nói một cách khác, chưa có cơ chế để gắn trách nhiệm của cán bộ được cử sang đại diện phần vốn của nhà nước tại CTCP. Một thực tế đang diễn ra, khi DN CPH, vốn nhà nước chiếm trên 50%, nhưng chỉ sau 2-3 năm hoạt động tỷ lệ này chỉ còn 8-10%, các DN này là những DN có kết quả sản xuất kinh doanh rất cao, giá cổ phiếu trên thị trường (OTC) gấp nhiều lần mệnh giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Kế tốn trưởng (Giám đốc tài chính), vẫn là những cán bộ được nhà nước cử sang giữ vốn tại CTCP từ khi vốn nhà nước nắm giữ trên 50%. Do vậy, cần xác định rõ "ai là chủ sở hữu thực tế của CTCP và chủ sở hữu phải gắn liền trách nhiệm đối với công ty như thế nào - trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng, trong đó nhà nước là một cổ đơng". Nghĩa là phải xác định rõ chủ sở hữu thực sự số vốn nhà nước trong CTCP nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không gắn trách nhiệm của đại diện vốn nhà nước tại CTCP, dẫn tới có trường hợp quá lạm dụng chức năng quản lý nhà

nước thông qua đại diện chủ sở hữu hoặc không làm hết chức năng đại diện chủ sở hữu được giao.

Ngược lại, Cơ chế quản lý DNNN trong quân đội được hình thành từ trong kháng chiến, đến thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và được duy trì cho đến ngày hơm nay, khơng có sự thay đổi cơ bản lớn. Đó là cơ chế quản lý theo chế độ chỉ huy, mệnh lệnh cộng với sự quản lý chức năng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quân đội. Sau CPH, cơ quan chủ quản trước đây vẫn quản lý về cán bộ (bộ máy lãnh đạo CTCP); cử một người đại diện phần vốn nhà nước làm cơng tác Đảng, cơng tác chính trị; vẫn duy trì tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng: Cơng đồn, Thanh niên, Phụ nữ, các tổ chức này hoạt động theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên (cấp chủ quản trước khi CPH) nên cơ quan chủ quản vẫn coi CTCP như DN trực thuộc trước khi CPH, dẫn tới có những can thiệp vào nội bộ cơng ty sau khi CPH, dù có hạn chế hơn so với các DNQĐ chưa CPH.

Tóm lại, cơ chế quản lý đối với DNNN CPH theo các văn bản hiện hành của nhà nước và quân đội chưa tách bạch được đại diện chủ sở hữu và điều hành của cơng ty. Điều này, dẫn tới tình trạng người điều hành không bị giám sát và trong nhiều trường hợp có thể tự do làm theo ý mình, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng quyền lực để thực hiện các giao dịch tư lợi.

Hai là, về vấn đề đất của các DN khi CPH, theo quy định của Bộ

Quốc phịng tại Thơng tư số 31/2008/TT-BQP ngày 17/3/2008 hướng dẫn thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước trong quân đội thành CTCP theo các quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ và Thơng tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính, quy định: "Khơng tính giá trị quyền sử dụng đất quốc phòng vào giá trị DN khi thực hiện CPH. Sau khi chuyển thành CTCP, nếu có đất quốc phịng do cơng ty quản lý và sử dụng thì được Bộ Quốc phịng cho thuê, trong khi chờ

hướng dẫn mới, thủ tục thuê đất quốc phòng áp dụng theo hướng dẫn số 2164/BQP ngày 26/5/2005 của Bộ Quốc phịng".

Cơng văn hướng dẫn số 2164/BQP ngày 6/5/2005 của Bộ Quốc phịng trên cơ sở cơng văn 1231/CP - ĐMDN, ngày 12/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý đất quốc phòng ở các DNQĐ thực hiện CPH. Nội dung của công văn thể hiện như sau: "đối với các doanh nghiệp chuyển thành CTCP, đang sử dụng đất đã được quy hoạch cho Bộ Quốc phòng, vẫn tiếp tục sử dụng nhưng phải ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Người thuê đất có quyền hạn và nghĩa vụ như quy định hiện hành, tiền thuê đất Bộ Quốc phòng thu theo quy định của nhà nước và được cân đối vào kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng".

Như vậy, có thể thấy với cơng văn số 1231/CP-ĐMDN, ngày 12/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Quốc phịng được đứng ra cho DN thuê lại đất quốc phòng chưa phù hợp với Luật Đất đai 2003, quy định tại Điều 89 khoản 1, trong 11 loại đất phục vụ quốc phịng an ninh, khơng có loại đất này. Hơn nữa, trong đó quy định " người thuê đất có quyền hạn và nghĩa vụ như quy định hiện hành" lại càng không rõ ràng, vì đất quốc phịng an ninh không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh... thì khơng thể có quyền hạn và nghĩa vụ như đối với các loại đất khác.

Đồng thời tại theo quy định hiện hành, từ năm 2008, các DNNN khi CPH phải xác định thêm giá trị lợi thế địa lý về đất để tính vào giá trị DN, tuy nhiên việc thực hiện quy định này gặp nhiều khó khăn đối với UBND cấp tỉnh vì việc xác định chênh lệch giữa giá chuyển nhượng thực tế trên thì trường trong điều kiện bình thường với giá do địa phương cơng bố vào ngày 1/1 hàng năm là rất khó thực hiện vì nghị định và thơng tư chưa quy định tiêu chí để xác định thế nào là điều kiện "bình thường". Mặt khác, thị trường đất đai chưa hình thành một cách đầy đủ, nên việc xác định giá giao dịch theo khu vực và

mục đích sử dụng một cách chính thống là rất khó, nói cách khác là gần như không thể thực hiện được. Đặc biệt là đối với đất quốc phòng an ninh lại càng không thể xác định được giá giao dịch thực tế, vì đất quốc phịng an ninh khơng được mua bán, chuyển nhượng. Ngồi ra, việc xác định lợi thế vị trí địa lý theo như quy định hiện hành, tao ra sự bất bình đẳng về chi phí th đất đối với các DNNN đã tiến hành CPH theo như các quy định trước đây.

Những bất cập này là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tiến trình CPH DNNN, DNNN trong quân đội chậm lại so với kế hoạch đặt ra.

Ba là, về cơ chế bán đấu giá, theo quy định hiện hành, ngoài cổ phần nhà nước nắm giữ, số cổ phần còn lại được bán theo phương thức đấu giá, ai có nhu cầu mua thì đăng ký và đặt cọc (10% so với giá khởi điểm - Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007). Phương thức này đã dẫn đến hiện tượng bán đi, bán lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian CPH, vì các nhà đầu tư đặt giá rất cao, sau đó từ chối mua (chịu mấy tiền đặt cọc). Theo quy định trước đây DN phải tổ chức bán đấu giá lần sau, cịn theo quy định hiện hành có nhiều phương án để xử lý đối với số cổ phần nhà đầu tư từ chối mua và số cổ phần không bán hết, nhưng dù sao đây cũng là một nguyên nhân làm kéo dài q trình CPH;

Bốn là, chính sách bán cổ phần cho người lao động: Nhà nước có chính sách bán cổ phần cho người lao động bằng 60% so với giá đấu thành cơng bình qn là một sự ưu đãi đối với người lao động. Số cổ phần mà người lao động được mua là 100cổ phần/ mỗi năm công tác. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp, với cơ chế ưu đãi này đã hạn chế mục tiêu CPH (một trong những mục tiêu của CPH DNNN là người lao động trong DN mua cổ phần để trở thành người chủ của DN). Vì có nhiều trường hợp, giá đấu bình quân thành công thường cao hơn nhiều so với mệnh giá (ví dụ: Cơng ty 26 cao hơn 90%, Công ty Phú Tài cao hơn 37%, Công ty Lâm Viên cao hơn 46%, chi nhánh Hà Nội Tổng công ty Đông Bắc cao hơn 30%....), làm cho người lao động ít có khả năng mua, nếu có mua thì phải vay tiền sau đó bán

lại để trả tiền vay hoặc bán lại quyền ưu đãi cho người khác. Mặt khác, khi thị trường chứng khoán sụt giảm, thì với mức ưu đãi là 60% mức đấu giá bình quân trên sàn giao dịch để bán cho người lao động lại không phải là ưu đãi nữa, chẳng hạn với ngân hàng Vietcombank, mức đấu giá bình quân là 105.000đồng/cổ phiếu, giá ưu đãi là 63.000đồng, nhưng đến nay giá trên sàn (OTC) của ngân hàng này tụt xuống 42.000đồng (ngày 26/9/2008);

Năm là, Về vấn đề chế độ, chính sách đối với người lao động tại các

DNNN trong quân đội CPH.

Chế độ, chính sách đối với người lao động tại các DNNN trong quân đội CPH là vấn đề đặc thù chỉ có trong qn đội. Để giải quyết chế độ chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các DNQĐ chuyển thành CTCP, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 về thực hiện một số chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các DNQĐ chuyển thành CTCP và Quyết định số 53/2004/QĐ-BQP ngày 4/5/2004 sửa đổi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 133/2003/QĐ-BQP ngày 11/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thực hiện một số chế độ, chính sách đối với các đối tượng làm việc tại các DNQĐ chuyển thành CTCP.

Theo quy định của các quyết định này, các đối tượng hiện đang làm việc tại các DNNN trong quân đội là: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng chức quốc phịng, cơng nhân quốc phịng, lao động hợp đồng. Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, hai đối tượng này được điều chỉnh bởi Luật Sĩ quan 1999 và Luật Sĩ quan sửa đổi 2008; Luật Nghĩa vụ quân sự và Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01/2/2007 về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đối tượng người lao động còn lại được điều chỉnh bởi Nghị định của Chính phủ và Thơng tư của các Bộ, ngành như đối với các DNNN ngoài quân đội.

Thực tế này đang diễn ra ở các công ty sau khi tiến hành CPH, theo quy định tại Quyết định số 149/2002/QĐ-BQP ngày 15/10/2002 của Bộ Quốc

phòng về việc quy định chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ; Quyết định số 126/2002/QĐ-BQP ngày 16/9/2002 của Bộ Quốc phòng về chế độ nghỉ của công nhân viên quốc phịng thì sĩ quan, qn nhân chun nghiệp được nghỉ 9 tháng để chuẩn bị hậu phương gia đình nếu có thời gian công tác dưới 25 năm, được nghỉ 12 tháng nếu có trên 25 năm công tác; và đối với công nhân viên quốc phịng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 đến 30 năm được nghỉ 9 tháng, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm được nghỉ 12 tháng và được hưởng nguyên lương trước trước khi nhận sổ hưu, lương được hưởng là lương cấp bậc, chức vụ trước khi có thơng báo nghỉ hưu, đối với các đơn vị dự toán (báo cấp) do ngân sách nhà nước đảm bảo, đối với các DNQĐ đã hạch tốn kinh doanh thì được tính vào chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi DN đã tiến hành CPH, hoạt động theo Luật DN 2005, và các quy định của Nhà nước về tài chính - Kế toán, về thuế…Cơ quan chủ quản chỉ có thể chi phối DN cổ phần thơng qua phần vốn của mình trong DN. Phần vốn này là khi tiến hành CPH, còn trên thực tế sau nhiều lần tăng vốn, tỉ lệ này thường thấp xuống, có DN sau 3 năm hoạt động vốn của Nhà nước từ 51% còn 12%. Do vậy Đại hội đồng cổ động khơng nhất trí việc phân bổ chi phí trả lương cho sĩ quan, QNCN nghỉ chờ hưu vào chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ CTCP xi măng X18, cổ phần xong và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2007, nếu thực hiện theo quyết định số 53/2004/QĐ- BQP thì số tiền phải chi trả cho 65 sĩ quan, QNCN còn thiếu 5 năm mới đủ điều kiện nghỉ hưu, thì theo tính tốn số tiền cần để tri trả cho số sĩ quan, QNCN nghỉ chờ hưu là gần 2 tỷ đồng, còn nhiều DNQĐ khác đang triển khai CPH và khoản chi trả này đang là vướng mắc để đẩy nhanh q trình CPH.

Ngồi ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 38/2006/QĐ-BQP ngày 02/3/2006 về việc chuyển chế độ từ công nhân viên chức Quốc phòng sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp để giải quyết nghỉ hưu đối với số tinh giản biên chế. Đây là một quyết định rất có lợi cho người lao động khi trong quá trình sắp xếp, đổi mới DNQĐ mà người lao động đó bị

tinh giản hoặc khơng muốn chuyển sang CTCP làm việc. Do vậy, số tiền chi trả cho số lao động nghỉ chờ hưu, được hưởng nguyên lương (lương quân nhân chuyên nghiệp) sẽ tăng lên, gánh nặng về tài chính đối với DN sau CPH cũng sẽ tăng lên, việc tăng chi phí chỉ là một phần, mà điều quan trọng là đại hội cổ đông của CTCP theo luật DN họ có quyền khơng thơng qua khoản chi phí này.

Hiện nay, để giải thông về "tâm lý" đối với các DN trong diện CPH theo như Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003; Quyết định số 98/2005/QĐ-TTg ngày 9/5/2005 và mới đây là quyết định 339/2008/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)