Một số định hƣớng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 106 - 108)

Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về chủ trương nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là CPH DNNN, thu hẹp đến mức thấp nhất diện nhà nước độc quyền kinh doanh và qua đó phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác. Trong đó, CPH DNNN là biện pháp chủ yếu của quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006-2010) đã chỉ rõ: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình cơng ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần... Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước [5, tr. 232].

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hồn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đề ra một số chủ trương, giải pháp là: Tiếp tục đẩy

mạnh đổi mới, sắp xếp lại, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để góp phần giữ vững và phát huy vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để ngăn ngừa thất thốt tài sản nhà nước trong q trình cổ phần hóa; nghiên cứu hồn thiện chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động để tạo sự gắn bó lâu dài, phát huy quyền làm chủ của người lao động tại doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước sau cổ phần hóa.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X, Chính phủ đã đánh giá tổng kết kết quả thực hiện chủ trương CPH DNNN, và đề ra nhiều phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh tiến trình CPH. Theo phương án đã được phê duyệt trong giai đoạn 2007- 2010, cả nước cần sắp xếp 1.553 DNNN. Theo như số liệu tại Hội nghị đổi mới DNNN do Chính phủ tổ chức vào ngày 23/4/2008 cho thấy, năm 2007, cả nước sắp xếp được 271 DN, trong đó CPH 150 DN và bộ phận DN; nâng tổng số đơn vị được sắp xếp là 5.366 DN, trong đó CPH là 3.756 DN. Mục tiêu đến năm 2010, cả nước chỉ còn 745 DN, trong đó chuyển sang cơng ty TNHH một thành viên 517 DN, công ty nông nghiệp cịn 105 và 125 cơng ty lâm nghiệp. Bên cạnh đó chỉ cịn 60 tập đồn, tổng cơng ty do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; thí điểm CPH các DN cơng ích.

Trước những yêu cầu, kế hoạch CPH DNNN, Chính phủ chỉ đạo "Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn: lạm phát gia tăng, tăng trưởng giảm nhịp độ thì càng phải đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để tăng cường chất lượng doanh nghiệp, để hệ thống này trở thành bộ xương sống của nền kinh tế" (trích bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị). Đồng thời Hội nghị đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình sắp xếp đổi mới DNNN, đó là:

Một là, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và quản lý

của chủ sở hữu nhà nước đối với DN có vốn nhà nước cũng như hồn thiện cơ chế chính sách sắp xếp đổi mới DNNN;

Hai là, tiếp tục chỉ đạo sắp xếp, CPH các DNNN nhất là các tập đồn,

tổng cơng ty lớn mà trước mắt là Tập đoàn Dệt may;

Ba là, Chỉ đạo sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh theo đề án đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Bốn là, Tiếp tục rà soát chuyển DN 100% vốn nhà nước chưa CPH

đến năm 2010 thành công ty TNHH 1 thành viên;

Năm là, Đối với tổng cơng ty, tập đồn kinh tế lớn, cần kiện toàn tổ

chức, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đầu tư đổi mới công nghệ, cơ cấu lại danh mục đầu tư theo chiều sâu, tập trung vào ngành và lĩnh vực kinh doanh chính, tránh đầu tư tràn lan, dàn trải [60].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)