NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC, DOANH NGHIỆP NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 111 - 115)

LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC, DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG QUÂN ĐỘI

Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về CPH DNNN nhằm đẩy nhanh quá trình CPH và nâng cao hiệu quả của DNNN. Hiệu quả này phản ánh lợi ích khơng chỉ của bản thân DNNN mà của cả các thành phần

kinh tế khác, đồng thời cũng là tác động tích cực trở lại của các thành phần kinh tế khác đối với DNNN.

Vì vậy, Nhà nước với tư cách là hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước, quản lý xã hội và toàn bộ nền kinh tế thông qua công cụ pháp luật mình, cần hồn thiện các quy định của pháp luật về CPH DNNN đáp ứng

được các yêu cầu của thực tiễn.

CPH DNNN là chuyển các DNNN từ sở hữu của nhà nước sang sở hữu đa thành phần. Do đó, rất cần một khung pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh các vấn đề về CPH. Song hơn 15 năm qua, CPH các DNNN chỉ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật. Luật DNNN khơng điều chỉnh q trình CPH; Luật DN 2005 chỉ điều chỉnh các DN sau khi đã chuyển sang CTCP. Như vậy, các hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian từ khi DNNN bắt đầu triển khai CPH đến khi chuyển thành CTCP không chịu sự điều chỉnh của luật nào, mà chỉ chịu sự điều chỉnh của các Nghị định, chỉ thị, thông tư, quyết định của Chính phủ và của các bộ, ngành. Với một khung pháp lý có hiệu lực thấp, dẫn đến việc triển khai không nghiêm chương trình CPH, việc đẩy nhanh hoặc làm chậm lại tiến độ CPH DNNN (khơng loại trừ cả mục đích tư lợi) khi thấy cần thiết của các cơ quan hành chính (cơ quan chủ quản) sẽ dẫn đến tình trạng khơng ai chịu trách nhiệm về để chậm tiến độ CPH DNNN.

Đồng thời, các quy định pháp luật hiện hành về CPH DNNN vẫn cịn có những điểm bất cập đối với các văn bản Luật khác. Sự chồng chéo, mâu thuẫn và nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn CPH đã làm giảm đi phần nào tiến độ CPH cũng như làm khó khăn cho các DN và các cơ quan Nhà nước trong áp dụng pháp luật về CPH. Để các quy định của pháp luật về CPH DNNN thực sự là một hành lang pháp lý đầy đủ và vững chắc cho DNNN trong tiến trình CPH, theo tác giả phương hướng hồn thiện các quy định của pháp luật về CPH cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về CPH phải bảo đảm ổn định trật

tự chính trị, phát triển kinh tế - xã hội xã hội, góp phần xây dựng Đảng và nhà nước ngày càng vừng mạnh; ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình CPH; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo sự gắn bó lâu dài, phát huy quyền làm chủ của người lao động tại DN.

Thứ hai, cần ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp

luật để điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực CPH. Những văn bản hiện hành đang điều chỉnh các cơ chế, chính sách về CPH nếu không phù hợp với cơ chế thị trường phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời; các văn bản pháp luật về CPH chủ yếu là văn bản dưới luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh CPH DNNN là nghị định của Chính phủ, tiếp đó phần nhiều là các thông tư, chỉ thị quyết định của các Bộ, ngành, do vậy hiệu lực thấp, không thể giải quyết những vấn đề được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành. Do vậy, cần xây dựng về đề nghị cấp có thẩm quyền cao hơn (Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng để bảo đảm tính khả thi. Một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn sẽ ngăn chặn được tình trạng tùy tiện thay đổi kế hoạch, kéo dài thời gian CPH nhằm những mục đích thiếu minh bạch.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về CPH phải bảo đảm chủ trương khơng khép kín CPH, chủ trương gắn cổ phần, cổ phiếu với thị trường chứng khốn. Ngược lại, khơng vì sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán (sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong năm 2008) mà làm chậm tiến trình CPH DNNN.

Thứ tư, việc hồn thiện pháp luật về CPH phải bảo đảm xóa bỏ cơ chế

chủ quản đối với các DNNN sau CPH. Chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN đã CPH là các cổ đông như các cổ đông khác theo Luật DN. Đồng thời pháp luật về CPH cần hoàn thiện việc quy định tách bạch giữa chủ sở hữu nhà nước với người quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Đối với các DNNN trong quân đội, cần hoàn thiện các quy định về vấn đề quản lý đối với người được cử sang đại diện quản lý trực tiếp phần vốn nhà nước tại DN CPH trong quân đội. Các quy định cần rõ ràng về quyền của người quản lý vốn tại CTCP (đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại công ty) với chức năng quản lý nhà nước, quản lý hành chính tại cơng ty. Đặc biệt, người được quân đội cử sang giữ vốn vẫn là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Tránh quản lý song trùng đối với DNNN trong quân đội sau CPH. Sự quản lý từ nhiều cấp, nhiều phía là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH.

Thứ năm, Đối với DNNN trong quân đội khi tiến hành CPH cần nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về đất của các DN, tạo điều kiện cho các DN yên tâm kinh doanh sản xuất. Các quy định này cần phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh quy định tại các văn bản của Nhà nước đồng thời cần tạo cơ chế mở cho các DNNN trong quân đội khi CPH được thuận lợi. Những văn bản chưa phù hợp, còn mâu thuẫn chồng chéo hoặc chưa đúng với Luật Đất đai và nghị định hướng dẫn thi hành cần được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền, quy định các vấn đề có liên quan đến đất của các DN quốc phòng quản lý sau CPH để vừa bảo đảm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của DN cũng như bảo đảm đúng theo quy định hiện hành về quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Thứ sáu, đối với các đối tượng là quân nhân làm việc tại các DNQĐ

chuyển thành CTCP cần nghiên cứu hồn chỉnh các quy định về chế độ chính sách đối với các đối tượng này đảm bảo các quyền và lợi ích của họ như đối với các quân nhân làm việc trong các cơ quan đơn vị khác. Do đây là vấn đề đặc thù chỉ có trong các DNNN trong quân đội khi thực hiện CPH, nên cần đảm bảo lợi ích của người lao động, cũng như của DNNN trong quân đội khi CPH, không để gánh nặng đối với các DNNN trong quân đội sau CPH về giải quyết chế độ đối với người lao động do đặc thù của các DNQĐ.

Thứ bảy, để cơ sở pháp lý cho CPH DNNN trong quân đội đầy đủ và

vững chắc, không chỉ nghiên cứu hoàn chỉnh các quy định về cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục đảm bảo nhạy bén, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn mà còn phải giải quyết được những đặc thù của CPH DNNN trong quân đội, phải giải quyết triệt để những mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến những vấn đề cụ thể của CPH DNNN trong quân đội; Phải gắn việc sắp xếp đổi mới DNNN trong quân đội với thực hiện Pháp lệnh CNQP, đảm bảo quốc phòng an ninh, tham gia chiến lược phát triển các DNQĐ, đảm bảo quốc phòng an ninh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)