Giai đoạn thứ hai tư nhân hóa bằng tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 42 - 43)

Vào giữa năm 1994, tư nhân hóa bằng séc kết thúc. Nhưng tài sản quốc gia với các cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ vẫn còn chiếm đến l/3 tài sản, một phần lớn trong số đó cần phải bán. Do vậy, một q trình mới của CPH là CPH thông qua tiền tệ. Mục tiêu chính của q trình này khơng phải là tốc độ CPH, mà là doanh thu từ việc bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, nhằm làm tăng ngân sách. Về bản chất, cần phải chuyển mơ hình tư nhân hóa của Đơng Âu theo mơ hình các nước phương Tây. Thời kỳ đầu được tiến hành một cách chậm chạp. Trong khoảng nửa năm tư nhân hóa chững lại. Sau đó thực hiện các cuộc đấu thầu đầu tư. Có thể theo mơ hình của Đơng Đức, ở đó các DN đơi khi được bán với giá l Mac, nhưng với điều kiện phải đầu tư thêm và duy trì được công ăn việc làm cho người lao động. Việc kiểm soát các khoản đầu tư thực tế khơng được thực hiện, nhưng cũng chưa có các phương tiện hiệu quả để tác động đến những người không hoàn thành nghĩa vụ. Ở Đức, cách thức tư nhân hóa này hồn tồn khác và rất có hiệu quả.

Thêm vào đó, tăng thu ngân sách và vượt qua lạm phát mới là nhiệm vụ chính trong thời kỳ 1994 - l995 chứ không phải là đầu tư vào cải tổ các DN. Trong ngân sách năm 1995, thu ngân sách từ tư nhân hóa là 8 tỷ rúp, tăng rất

nhiều so với các năm trước. Điều này xảy ra trong lúc thâm hụt ngân sách đang là 50 tỷ rúp. Như vậy, tư nhân hóa giúp giảm thâm hụt ngân sách 16%.

Cũng có những ý tưởng cho rằng cần bán cổ phiếu của các công ty dầu lửa, nhưng việc này không được Quốc hội chấp thuận. Đến cuối tháng 8/1995, thu từ tư nhân hóa là 500 triệu rúp, chiếm l/16 kế hoạch năm.

Thời kỳ này đã xuất hiện phương thức bán đấu giá đặt cọc thay thế cho các "cuộc lựa chọn đầu tư'" và đây là điểm rực rỡ nhất trong thời kỳ tư nhân hóa. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn xảy ra nhiều vụ bê bối lớn nhất. Ý tưởng về tư nhân hóa thông qua tiền tệ được Potanin đề xuất tháng 3/1995. Bản chất của nó được thể hiện như sau: hàng loạt các ngân hàng Nga sau cuộc đấu giá cung cấp tín dụng cho Chính phủ với tài sản cầm cố là các cổ phiếu của các cơng ty do Chính phủ nắm giữ. Sau khi thời hạn kết thúc, Chính phủ tổ chức các cuộc lựa chọn để bán các cổ phiếu cầm cố hoặc hoàn trả vốn vay bằng tiền cũng như bằng chính các cổ phiếu đó cho các ngân hàng đã cung cấp tín dụng. Đây khơng phải là mơ hình mới, vấn đề ở chỗ nó sẽ được thực hiện như thế nào dưới khía cạnh kinh tế và chính trị, trong đó bao gồm cả tác nghiệp "đấu giá cầm cố". Việc này đảm bảo cho họ kiểm soát được các dịng tài chính quan trọng. Các DN dầu khí bị cấm tư nhân hóa hay đem đi cầm cố.

Sau sự kiện này, q trình tư nhân hóa thơng qua tiền tệ khơng xảy ra biến cố nghiêm trọng nào nữa.

Đến cuối giai đoạn thứ hai, hầu hết số cổ phiếu đã rơi vào tay một số người, trong đó có số lượng khơng nhỏ rơi vào một số cá nhân trong bộ máy nhà nước lúc đó. Đến giữa năm 1996, cơng cuộc tư nhân hóa coi như đã hồn thành. Chỉ sau năm năm, đã xuất hiện một lớp tỉ phú ở Nga, tài sản quốc gia từ chỗ là của chung nay đã thành của riêng một tầng lớp "Tư bản Nga mới" (Phụ lục 01).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)