của Trung Quốc
Nhằm đẩy nhanh sự điều chỉnh hịa nhập cơng nghiệp quốc gia và CNQP Trung Quốc, xúc tiến cải cách và phát triển rộng khắp, Ủy ban khoa học, công nghệ và CNQP, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, đã cơng bố chính sách phát triển hịa nhập CNQP và cơng nghiệp quốc gia, sau khi đã được Hội đồng nhà nước phê chuẩn.
Sự hòa nhập này được coi là xương sống của chính sách đặc biệt để phát triển công nghiệp quốc gia lẫn công nghệ quân sự. Nó là tiền đề của chính sách quản lý những ngành như nguyên tử, không gian vũ trụ, hàng khơng, đóng tàu, chế tạo vũ khí, cơng nghệ qn sự và điện tử. Bản tóm lược chính sách này gồm 52 điều khoản và gồm 9 chương về: cơ cấu của công nghiệp, tổ chức ngành công nghiệp, công nghệ công nghiệp, phân bố công nghiệp, mở mang cơng nghiệp, tài năng, bí mật thơng tin và an ninh (bảo mật).
Trong đó chỉ rõ Trung Quốc sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển công nghiệp quốc gia, công nghệ quân sự để đẩy nhanh hòa nhập. Biện pháp chủ yếu là áp dụng cơ chế đẩy mạnh đầu tư sẵn có cho phát triển cơng nghệ, cơng nghiệp qn sự quốc gia; củng cố liên kết thông tin trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp quân sự; đẩy mạnh hiện đại hóa ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao để có thể ứng dụng cả trong quân sự lẫn dân sự; khuyến khích phát triển cơng nghệ tiên tiến trong các sản phẩm dân sự bằng những công nghệ
quân sự, trong năng lượng hạt nhân, công nghệ ứng dụng hạt nhân, hàng không dân dụng, máy bay dân dụng, tàu dân dụng, hóa chất chuyên dùng…; khuyến khích phát triển những ngành cơng nghệ đỉnh cao, có ứng dụng công nghệ thông tin, vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, khoa học về đời sống, thiết kế hàng hải…; tiếp tục đa dạng hóa vốn đầu tư cho cơng nghiệp, cơng nghệ quân sự, hướng dẫn chức năng quản lý nhà nước trong đầu tư, huy động các nguồn thu xã hội cho xây dựng công nghiệp, công nghệ quân sự.
Đã từ lâu Trung Quốc thu lợi căn bản từ sự hịa nhập cơng nghiệp dân sinh với CNQP, nhằm khắc phục sự thiếu hụt công nghệ, và các vấn đề nổi cộm ngay trong các tổ chức CNQP. Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới việc hịa nhập cơng nghệ dân sinh với CNQP, xem như một phương cách lầu dài để đạt được tự chủ trong nghiên cứu chế tạo vũ khí tiên tiến.
Giai đoạn 1980 đến đầu những năm 1998, Trung Quốc đẩy mạnh sự hịa nhập này thơng qua chuyển đổi các nhà máy quốc phòng sang sản xuất hàng dân sự. Những nỗ lực đó tuy mới chỉ thành cơng bước đầu, nhưng cũng đã khơi dậy một phần chuyển đổi các cơng nghệ mới vào mục đích quân sự.
Từ giữa những năm 1990 Trung Quốc kiên trì theo đuổi mạnh mẽ chiến lược về phát triển công nghệ lưỡng dụng và sự phối hợp giữa khu vực thương mại với khu vực quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực vi điện tử, hệ thống không gian, vật liệu mới, hệ thống đẩy, tên lửa, sản xuất có điều khiển bằng máy tính và cơng nghệ thơng tin. Có một vài khu vực của tổ hợp CNQP Trung Quốc đã thu lợi nhờ cách tiếp cận lưỡng dụng của việc hịa nhập cơng nghiệp dân sinh với CNQP, nhất là ngành đóng tàu và khơng gian vũ trụ (tên lửa và vệ tinh). Các nhà quân sự cũng đã thu lợi từ sự phát triển bùng nổ trong công nghệ thơng tin mang tính thương mại, qua đó đã mở rộng và cải tiến được năng lực chỉ huy, cũng như tác chiến thơng tin.
Chính sách lưỡng dụng được thể hiện cả trong cải tổ bộ máy quản lý CNQP và những chính sách chung của Trung Quốc về nhân lực, khoa học công
nghệ, thương mại…, tạo ra chuyển biến căn bản, nhằm phát huy tối đa sự phối hợp, hòa nhập của CNQP với công nghiệp dân sinh, phục vụ cho việc hiện đại hóa quân đội, nâng cao sức sống của người dân, giữ được ổn định, hài hòa.
Chúng ta hãy xem sự cải tổ của một cơ quan là Ủy ban Khoa học, công nghệ, CNQP (COSTIND). Cơ quan này được thành lập năm 1982 bằng cách sáp nhập ủy ban khoa học công nghệ quân sự (DSTC), Cơ quan CNQP quốc gia (NDIO) với Ban khoa học công nghệ trang bị (STEC) thuộc Quân ủy Trung ương (CMC). Chức năng nhiệm vụ của COSTIND đã có nhiều thay đổi. Bắt đầu 1/7/1986, COSTIND được giao quản lý việc buôn bán hàng quân sự của các nhà máy CNQP Trung Quốc, cũng từ năm 1986, Hội đồng nhà nước và COSTIND nắm quyền kiểm sốt bốn bộ có sản xuất hàng quân sự (nguyên tử, hàng khơng, vũ khí trang bị và vũ trụ) để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển đổi trong CNQP đã tiến hành từ lâu những năm 1980. Kết quả là những bộ này không phải báo cáo về các hoạt động của chúng cho cả hai cơ quan quản lý là COSTIND và Quân ủy trung ương (CMC). Đã có sự phân định chức năng, để COSTIND chịu trách nhiệm về nghiên cứu, phát triển, sản xuất một số loại vũ khí cơng nghệ cao và thực hiện chính sách liên quan đến sản xuất quốc phòng. COSTIND còn lãnh trách nhiệm cao trong việc quản lý các trường bắn của Trung Quốc, như là trường thử vũ khí nguyên tử Lop Nur. Từ tháng 3/1998, cơ quan COSTIND lại có thay đổi về tổ chức và chức năng nhiệm vụ. Sau đó COSTIND được dân sự hóa và mọi chức năng của COSTIND được chuyển giao cho một cơ quan thuộc Quân đội Trung Quốc, trực thuộc Quân ủy trung ương, gọi là Tổng cục Trang bị vũ khí (GAD). Mục tiêu kép của những thay đổi về tổ chức này nhằm cải tổ sự điều hành và quản lý ngành CNQP Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, và tạo ra một hệ thống mua sắm quân sự hợp lý, chính thức hơn. Tóm lại, chức năng mới của COSTIND là sự kết hợp chức năng hành chính quân sự quốc gia của cơ quan COSTIND trước đây với chức năng của một cơ quan quốc phòng thuộc Ủy ban kế hoạch nhà nước trước đây, đồng thời là trách nhiệm hành
chính nhà nước trong quản lý 11 tập đoàn CNQP được thành lập. Cơ quan COSTIND mới được thành lập sẽ phối hợp với Tổng cục trang bị quân sự để đảm bảo trang bị quân sự cho quân đội Trung Quốc. Như vậy, COSTIND chủ yếu chịu trách nhiệm về R&D, sản xuất quốc phòng. COSTIND sẽ quyết định nhà máy quốc phịng nào sẽ sản xuất hàng qn sự có nhu cầu.
Một chính sách tiếp theo của Trung Quốc là sự thương mại hóa trong quân sự, bao gồm hai phạm trù khác nhau. Thứ nhất là sự thương mại hóa trong quân đội Trung Quốc, đó là chính sách từ năm 1984 cho phép các lực
lượng vũ trang Trung Quốc được sử dụng vật lực để kinh doanh. Khái niệm khác là sự thương mại hóa ngành CNQP tức là những công ty bộ/ngành chỉ sản xuất tập trung vào vũ khí cho lực lượng vũ trang, thì từ năm 1980 được sản xuất hàng tiêu dùng. Trong quá trình thương mại hóa nói trên, sẽ có kênh chuyển giao công nghệ lưỡng dụng, phục vụ cho việc hiện đại hóa CNQP. Đây là kênh chính mà qua đó sẽ thương mại hóa quân sự Trung Quốc, có thể tác động tích cực đến khả năng củng cố quốc phòng của Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự phương Tây chưa thể đánh giá hết mức độ tác động của việc chuyển giao cơng nghệ được thương mại hóa, phục vụ cho hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nhưng người ta vẫn biết rằng qua kênh "lưỡng dụng" này, thậm chí có thể nhận cả những cơng nghệ qn sự cho CNQP của Trung Quốc. Những thành tựu hiện đại hóa quân đội Trung Quốc thời gian qua được thế giới ghi nhận qua 10 lĩnh vực mũi nhọn sau:
- Công nghệ thông tin và cải cách quân sự Trung Quốc. - Cơng nghệ cao và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Khơng gian quân sự.
- Hệ thống tên lửa đạn đạo ICBM và SLBM chống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
- Tên lửa hành trình tấn cơng trên bộ. - Hệ thống RSBM và MRBM.
- Khơng qn, phịng thủ tấn cơng hiện đại.
- Tàu ngầm tấn cơng bằng vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân. - Tàu nổi hiện đại thế hệ mới.
- Lực lượng đặc biệt trên biển & trên không; lực lượng phản ứng nhanh. Sự "lưỡng dụng" hay sự kết hợp giữa CNQP và công nghệ dân sinh của Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành đóng tàu thương mại và quân sự và tăng rõ rệt: Trung Quốc đã trở thành quốc gia đóng tàu thương mại đứng thứ 3 trên thế giới từ năm 1995 và đã vượt trội Nhật Bản, Hàn Quốc trong thập kỷ sau đó.
Trung Quốc thu hút ngày càng nhiều đầu tư vào các xí nghiệp quốc phòng, liên quan tới năng lượng hạt nhân, máy bay, tàu chiến và ô tô. Nhà nước kiên quyết khơng tài trợ cho những xí nghiệp làm ăn thua lỗ, đẩy các xí nghiệp vào cạnh tranh thị trường để tự khẳng định vươn lên. Nhà nước ưu tiên thông qua hợp tác quốc tế để tiêu thụ sản phẩm dân sự của các nhà máy quốc phịng.
Chính phủ Trung Quốc tiến hành tái cơ cấu CNQP nhằm vào những biện pháp thay đổi hệ thống quản lý hành chính, đem lại sự sống cho các DN quốc phòng.
Đầu năm 2003, Ủy ban khoa học, công nghệ và CNQP đã đưa ra những mục tiêu mới cho sự phát triển cho sự phát triển CNQP của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới, một trong những mục tiêu đó là: "Thiết lập một hệ thống nghiên cứu, phát triển và sản xuất mới tập trung vào tích hợp quân sự - dân sự; điều chỉnh cơ chế quản lý và hoạt động thích ứng với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" [43].
Chương 2