Bài học kinh nghiệm của Liên bang Nga đối với các nền kinh tế chuyển đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 46 - 48)

kinh tế của Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác. Kinh tế tư nhân là một bộ phận không thể thiếu và phải phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế chuyển đổi do tính năng động và hiệu quả của nó. Thực tiễn tại các quốc gia đã cho thấy không thể chuyển đổi thành công nếu khu vực tư nhân không được tạo điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ quá trình chuyển đổi sở hữu phải diễn ra như thế nào để đảm bảo tài sản quốc gia được trao vào tay những người sử dụng có hiệu quả cao nhất. Mặt khác, không phải lĩnh vực nào kinh tế tư nhân cũng có thể phát huy những mặt tích cực của nó. Cùng với kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước và các loại hình kinh tế khác tạo thành một hệ thống kinh tế có khả năng cạnh tranh trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Trong khi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thì kinh tế nhà nước mạnh là một trong những công cụ cần thiết đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững [48, tr. 82-96].

1.3.1.4. Bài học kinh nghiệm của Liên bang Nga đối với các nền kinh tế chuyển đổi kinh tế chuyển đổi

- Quá trình CPH DNNN gắn liền với quá trình chuyển đổi sở hữu và tư nhân hóa. Q trình tư nhân hóa ở Nga nhằm vào ba nhóm mục đích: về mặt pháp lý, nhằm hình thành một tầng lớp chủ sở hữu tư nhân trong xã hội; về mặt kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, tạo môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách, ổn định tài chính quốc gia; về

mặt xã hội, đảm bảo tốt hơn phúc lợi cho nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội dựa vào nguồn thu từ tư nhân hóa, bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng.

Trên thực tế, tư nhân hóa ở Liên bang Nga chỉ hồn thành được một phần mục tiêu thứ nhất, nghĩa là hình thành tầng lớp đơng đảo các nhà tư hữu, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế thị trường. Nhờ vậy, đã tạo được một thị trường chứng khốn khá sơi động và có nhiều hàng hóa cho thị trường. Tuy nhiên, hai mục tiêu kinh tế và xã hội đã không đạt được. Tư nhân hóa khơng tạo ra được những nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngồi nước, khơng làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN nới riêng và tồn nền kinh tế nói chung.

Đến cuối năm 2001, ở Nga đã có 29.000 CTCP ở quy mô lớn, 125.000 DN trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được CPH, 860.000 DN nhỏ, 24.500 DN lớn trong nông nghiệp, 1.247 ngân hàng thương mại, 3,7 triệu nhà kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân (so với 47.000 các DN và tổ chức năm 1980). Điều này chứng tỏ sự đa dạng hóa thành phần sở hữu, sự tồn tại cùng lúc nhiều chủ thể kinh tế ở Liên bang Nga ở một mức độ nhất định là điều kiện cơ bản để hình thành một mơi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường [48, tr. 310].

- Quá trình chuyển đổi ở Nga và Việt Nam có những mặt khác nhau về bản chất, phương thức tiến hành cũng như các điều kiện bên ngoài, nhưng hai nước có sự tương đồng vì đều chuyển đổi từ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường, do vậy q trình tư nhân hóa ở Nga có thể rút ra kinh nghiệm cho các nước đang chuyển đổi như Việt Nam, đó là: Tư nhân hóa chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi tầng lớp kinh tế tư nhân có đủ năng lực để quản lý tài sản có được từ tư nhân hóa các tài sản quốc gia. Do vậy, cần có một thời gian và q trình để ni dưỡng năng lực của các tầng lớp doanh nhân. Ở Nga, kinh tế tư nhân trước hết được hình thành nhờ tiến trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước bằng chính sách tư nhân hóa, sau đó mới là do xuất hiện các DN tư nhân mới. Nga đã phải thực hiện tư nhân hóa nhanh với nhiều sai lầm đến mức đã bị phê phán là hành động bán tống, bán tháo tài sản quốc gia để tạo dựng tầng

lớp tư hữu. Tuy nhiên, tầng lớp tư hữu này không được chuẩn bị để hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và thực tế hoạt động của họ không như theo mong muốn [48, tr. 320].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)