Cần hoàn thiện các quy định về chế độ chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng tại các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 124 - 126)

quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân viên quốc phịng tại các doanh nghiệp nhà nước trong quân đội cổ phần hóa

Viêc giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động trong các DNQĐ khi CPH, có ý nghĩa rất quan trọng đến tiến trình CPH và sự ổn định và phát triển của DN sau CPH:

- Đối với quân nhân (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp):

Trên thực tế, phần đông các quân nhân trong DNQĐ đều do lịch sử để lại, họ đều có thời gian dài gắn bó xây dựng quân đội, xây dựng DN, nếu CPH mà cắt bỏ ngay chế độ quân nhân của họ thì bản thân quân nhân sẽ bị hẫng hụt về tâm lý, nên sẽ không muốn CPH; mặt khác nhiều quân nhân đang là cán bộ quản lý có trình độ chun mơn, nghiệp vụ giỏi khơng muốn gắn bó với cơng ty nữa, sẽ dẫn đến xu hướng thiếu hụt cán bộ sau CPH. Do vậy cần có chính sách để động viên số cán bộ này tiếp tục ở lại DN công tác một thời gian sau khi DN CPH.

Bảo lưu chế độ quân nhân là một biện pháp. Tuy nhiên nếu bảo lưu chế độ quân nhân tràn lan sẽ bất lợi đến hiệu quả kinh tế của DN (do chi phí BHXH, BHYT, tiền quân trang, tiền chi cho nghỉ phép năm, tiền lương khi nghỉ ốm, tiền nghỉ chờ hưu....đối với quân nhân cao hơn), do chi phí tặng dẫn đến giảm lợi nhuận của DN. Do vậy cổ đông sẽ khơng đồng ý như đã phân

tích ở trên. Mặt khác, quân nhân ở CTCP thuần túy hoạt động kinh tế, khơng chịu sự chi phối tồn diện về các mặt của kỷ luật quân đội. Bởi vậy, trường hợp nhà nước cịn nắm cổ phần, qn nhân có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại CTCP, CTCP cũng có nhu cầu sử dụng họ (có danh sách quân nhân trong phương án sử dụng lao động của DN) thì bảo lưu chế độ quân nhân cho họ, thời gian bảo lưu là 5 năm. Thời hạn bảo lưu 5 năm có ý nghĩa quá độ để quân nhân quen với môi trường mới của DN sau CPH, và cũng là thời gian để quân nhân cân nhắc, lựa chọn, quyết định tương lai của mình và cũng là thời gian cần thiết để DN chuẩn bị nguồn thay thế. Khi hết thời hạn bảo lưu, quân nhân được giải quyết chính sách tương ứng với điều kiện mà quân nhân có. Những quân nhân khơng có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại CTCP hoặc có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại CTCP thì giải quyết chính sách cho họ theo chế độ hiện hành, ngồi ra Bộ Quốc phịng cần trợ cấp thêm cho các quân nhân này, nhằm giúp qn nhân có điều kiện tìm nơi làm việc mới (mức trợ cấp cụ thể căn cứ vào thời gian công tác thực tế, khả năng đảm bảo của ngân sách quốc phòng). Khi khơng cịn vốn của nhà nước tại CTCP thì khơng cịn qn nhân (chuyển ra kể cả những quân nhân trước đây được quân đội cử sang giữ vốn của quân đội).

Từ những lý do trên tác giả kiến nghị: Việc bảo lưu chế độ quân nhân là cần thiết và phải có cơ chế rõ ràng, công khai để đảm bảo chế độ cho họ trong thời gian bảo lưu, như: danh sách quân nhân sẽ gửi cơ quan, đơn vị nào, quyết định gửi danh sách do cấp nào ký, đơn vị nào sẽ đảm bảo tiền quân trang, tiền nghỉ chờ hưu và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho họ.... Những chế độ, quyền lợi này cần phải quy định và thông báo cho quân nhân, DN CPH biết trước khi tiến hành CPH, những chi phí mà ngân sách quốc phịng khơng đảm bảo được tính vào giá trị DN khi CPH (định giá DN trước khi CPH). Tránh như tình trạng như đã xảy ra, nhiều chí phí sẽ phải chi của quân nhân sau CPH không được xác định vào giá trị DN, ngân sách

quốc phịng khơng đảm bảo được và những khoản chi này hiện nay vẫn đang tìm hướng giải quyết.

- Đối với người lao động là công nhân viên quốc phòng:

Đối với những người lao động mà DN khơng có nhu cầu sử dụng tiếp thì thực hiện trợ cấp theo quy định hiện hành về giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dơi dư; số cơng nhân viên quốc phịng nếu tiếp tục làm việc thì ký hợp đồng lao động đối với cơng ty, nhưng trước đó theo tác giả cần có quyết định thôi việc và trợ cấp thôi việc cho họ từ nguồn ngân sách (Mức trợ cấp theo quy định của pháp luật lao động), bởi vì khi họ trở thành cơng nhân viên quốc phịng thì có quyết định tuyển dụng họ, do đó khi ra khỏi cơng nhân viên quốc phịng nên có quyết định thơi việc.

Trên đây, là giải pháp trước mắt để giải quyết chính sách cho người lao động, giải pháp cơ bản và lâu dài là không bố trí qn nhân và cơng nhân viên quốc phịng trong các DN CPH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)