Kết quả của q trình tư nhân hóa và hiện đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 43 - 46)

Trong năm 2000, cải tổ cơ cấu kinh tế của Liên bang Nga bước vào giai đoạn mới, đó là quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Nhiệm vụ của quá

trình này là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện các cải cách về mặt cơ cấu cũng như thể chế cần thiết.

Tư nhân hóa chưa bao giờ có được quy mơ lớn như thời kỳ 1992- 1994. Ở Liên bang Nga, khu vực quốc doanh giảm xuống còn l0 - 15 GDP (từ 2-3 lần). Nhưng hiện tại, tư nhân hóa khơng thể là mục tiêu tự thân, nó cần trở thành phương tiện để giải quyết các vấn đề rộng lớn hơn. Nhiệm vụ này không phải là tăng thu ngân sách chính phủ. Q trình tư nhân hóa thơng qua tiền tệ kết thúc năm 2000, khi ngân sách chính phủ luôn bị thâm hụt. Ngày nay, tư nhận hóa có nhiệm vụ là hiện đại hóa, hay là cải tổ và tăng hiệu quả của các DN Nga, trước hết là để thu hút đầu tư.

Mặc dù vậy, trong tư tưởng hệ của tư nhân hóa, các phương châm cũ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế. Trong dự thảo Luật "Về tư nhân hóa các tài sản

quốc gia và địa phương'' do Quốc hội đưa ra năm 2000 xem xét 10 cách thức

tư nhân hóa, trong đó khơng đề cập tới cách thức nào nhằm thu hút đầu tứ để cải cách các DN. Tất cả các trường hợp đều đề cập đến doanh thu. Bán trong các cuộc lựa chọn đề nghị người thắng là người đưa ra giá cao nhất khi thực hiện được các điều kiện cụ thể. Trong các điều kiện của cuộc lựa chọn thì trách nhiệm về đầu tư khơng được đề cập đến. Có thể thấy rằng, kinh nghiệm thực hiện các cuộc lựa chọn đầu tư trong giai đoạn đầu tư nhân hóa là tiêu cực dẫn tới việc xuất hiện chứng "dị ứng'' của các nhà đầu tư đối với cách thức này. Tư nhân hóa theo các cuộc lựa chọn đầu tư qua các năm như sau: năm 1994 - 261 DN; năm 1995 - l09 DN; năm 1996 - 37 DN; năm 1997 - 14 DN.

Trong những năm gần đây, nước Nga đã có khả năng tiến hành thành cơng hiện đại hóa nền kinh tế với chi phí về mặt xã hội ở mức thấp nhất Công nghiệp bắt đầu tăng trưởng, đầu tư và doanh thu, thuế đều tăng, đã có thặng dư ngân sách, lạm phát ở mức thấp, dự trữ ngoại tệ tăng cao và ở mức kỷ lục, nâng cao giá trị của đồng rúp.

Như vậy, để hiện đại hóa nền kinh tế ở quy mơ lớn, cần thiết lập môi trường kinh doanh và đầu tư nhiều thuận lợi, tiến hành thực hiện các chính

sách kinh tế vĩ mơ rõ ràng và có tính khuyến khích tăng trưởng kinh tế, thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế.

Chỉ có phát triển nhanh nguồn vốn quốc dân, thiết lập môi trường kinh tế thuận lợi, đảm bảo tự do kinh tế mới biến Liên bang Nga thành nước thu hút nhiều đầu tư. Điều kiện cấp bách để thiết lập hệ thống kinh tế hiệu quả và môi trường kinh doanh thuận lợi là khẳng định quyền sở hữu tư nhân (trước tiên là sở hữu đất đai và bất động sản) và bảo vệ các quyền sở hữu đó, thiết lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng, phát triển bền vững và hiệu quả các quy chế, tài chính nhà nước cần tìm sự cân bằng tối ưu nhất trong quan hệ tương hỗ với các DN tư nhân, từng bước xóa bỏ việc can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, chỉ nên thực hiện vai trị điều tiết vĩ mơ.

Tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế phải kéo dài trong nhiều năm, được chia thành các giai đoạn sau:

Trong giai đoạn 2001- 2003: thực hiện chính sách kinh tế dựa trên các nguyên lý mới. Điều tiết lại nền kinh tế, đảm bảo quyền sở hữu và điều kiện cạnh tranh bình đẳng là mục tiêu mấu chốt của chính sách kinh tế. Trong giai đoạn này, Nhà nước cần tập trung đầu tư vào việc đổi mới tất cả các hạ tầng sản xuất và tài chính. Chính sách tín dụng của Nhà nước phải đảm bảo sự ổn định tài chính, giảm nợ đối với nền kính tế. Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn là phát triển các "khu vực mới" trên cơ sở giải phóng các sáng kiến kinh doanh. Chính sách tín dụng sẽ nỗ lực giảm thiểu mức độ lạm phát làm nền tảng nâng cao niềm tin trong công chúng đối với các chính sách kinh tế, giảm yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô, mở rộng nguồn dự trữ cho đầu tư.

Giai đoạn tiếp theo (2004 - 2010) là giai đoạn chuyển đổi cơ cấu với quy mơ lớn, khuyến kích tất cả các yếu tố kinh tế - xã hội bằng việc tích lũy các nguồn đầu tư mới, tăng sự cạnh tranh bên ngoài, thiết lập cơ cấu có hiệu quả trong việc luân chuyển vốn và nhân lực. Điều này sẽ tăng hiệu quả các yếu tố sản xuất. Giai đoạn này gắn liền với việc củng cố giá trị đồng rúp, tăng vai trị thuế suất trong q trình hình thành các dịng tín dụng. Vai trị của Nhà

nước trong việc công bố lại tổng sản phẩm quốc dân sẽ giảm dần so với sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo hoạt động đầu tư, bao gồm cả đầu tư từ nước ngoài.

Chuyển đổi xã hội phải đảm bảo sự ổn định cần thiết như là một yếu tố giảm mức độ mạo hiểm cho kinh tế, tái sản xuất nguồn vốn tri thức, giảm nguy cơ mất cân bằng xã hội. Giai đoạn đầu, cần tập trung vào những yếu tố cơ bản trong việc cải cách chính quyền cho phép đảm bảo các chính sách kinh tế của Nhà nước có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)