Một số định hƣớng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trong quân độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 108 - 111)

trong quân đội

Doanh nghiệp quân đội là một bộ phận của DNNN. Do vậy, triển khai chủ trương CPH DNNN trong quân đội là một đòi hỏi khách quan, mà mỗi cán bộ, đảng viên, quân nhân và người lao động trong các cơ quan, DN cần nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và quân đội.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:

Tiếp tục sắp xếp và nâng cao khả năng bảo đảm của cơng nghiệp quốc phịng; tập trung đầu tư vào những khâu đặc thù phục vụ quốc phòng, an ninh mà công nghiệp dân sinh khơng có khả năng đảm bảo. Mở rộng phương thức huy động vốn xây dựng công nghiệp quốc phịng. Có chính sách khuyến khích các nhà máy cơng

nghiệp quốc phịng sản xuất các sản phẩm dân dụng để tăng thêm năng lực phát triển [5, tr. 229].

Xây dựng cơng nghiệp quốc phịng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh [5, tr. 110].

Đây là định hướng rất cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với lĩnh vực CNQP.

Hiến pháp năm 1992, tại Điều 48 đã khẳng định: Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phịng an ninh cho tồn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội; xây dựng cơng nghiệp quốc phịng, bảo đảm trang

bị cho các lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân

hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.

Triển khai Nghị Quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1992, Bộ Quốc phịng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ban hành Pháp lệnh về CNQP ngày 26/01/2008, có hiệu lực từ ngày 01/7/2008. Việc ban hành Pháp lệnh CNQP có một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới, góp phần thức đẩy q trình xây dựng, hồn thiện và đồng bộ hóa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Pháp lệnh đã cụ thể hóa rõ hơn các quy định về nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như nguồn lực, cơ chế quản lý theo yêu cầu mới đối với CNQP. Pháp lệnh CNQP có một số điểm mới nổi bật đó là:

Một là, quy định rõ nhiệm vụ của CNQP: Nghiên cứu, phát triển, sản

xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ CNQP; tham gia

phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, theo quy định của Luật Quốc phòng, ngày 14/6/2005 quy định:

Các cơ sở CNQP được nhà nước đầu tư và xây dựng; Các cơ sở CNQP (nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự) do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý (điều 24). Nhưng theo quy định của Pháp lệnh CNQP: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về CNQP (khoản 1, điều 25); đồng thời quy định nguồn vốn đầu tư cho CNQP không chỉ là nguồn vốn nhà nước mà còn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển CNQP (khoản 1 Điều 16).

Cho đến nay, Nhà nước và Bộ Quốc phòng chưa có một văn bản nào quy định về sẽ thực hiện CPH các cơ sở CNQP - DNQP an ninh; theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 339/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 về phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phịng giai đoạn 2008-2010, ngồi 12 DNNN trực thuộc Bộ Quốc phòng thuộc diện CPH giai đoạn 2008-2010; có 84 DN chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, trong đó DNQP an ninh là 73 DN; có 12 DN chuyển thành cơng ty mẹ - công ty con, trong đó DNQP an ninh là 6 DN, có 2 DNQP an ninh chuyển thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình cơng ty mẹ - công ty con. Các DNNN trong quân đội sau khi sắp xếp lại đều có thể chuyển đổi hình thức pháp lý của DN từ công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH có 2 thành viên trở lên hoặc thành CTCP và ngược lại. Hiện nay, đa số các DN quốc phòng trên thế giới, ngay cả Nga và Trung Quốc đều đã được CPH hoặc tư nhân hóa (tùy thuộc vào mỗi quốc gia quy định về đối tượng CPH và cổ phần nắm giữ của nhà nước đối với mỗi DNQP là có sự khác nhau). Do vậy, theo tôi dù nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật chưa quy định rõ ràng về vấn đề nay, nhưng việc mở rộng đối tượng CPH, chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành cơng ty TNHH có từ hai thành viên trở lên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)