Những bước chuyển đổi đối với các doanh nghiệp quốc phòng của Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 48 - 50)

của Nga

Cũng như các DN thuộc sở hữu nhà nước khác, các DN quốc phòng của Nga không nằm ngồi vịng xốy của q trình tư nhân hóa các DNNN. Quá trình này bắt đầu từ năm 1992, khi mà khối lượng đặt hàng về vũ khí trang bị quân sự của nhà nước giảm ngay xuống 8 lần; sau đó là giảm số xí nghiệp khơng bị tư nhân hóa. Cho tới năm 1997, thì một nửa số xí nghiệp vẫn cịn trong đội hình tổ hợp CNQP đã được CPH, có nghĩa là đã không thuộc DN 100% vốn nhà nước.

Vào năm 1992, do có sự thay đổi chủ sở hữu và giảm số xí nghiệp quốc phịng, thì tưởng chừng các DN quốc phịng sản xuất hàng kinh tế (dân sinh) sẽ tăng trưởng, nhưng các chỉ tiêu kinh tế đã cho thấy trong suốt quá trình tăng cường cải tổ CNQP, cho đến tận năm 1998, thì sản xuất suy giảm cả khu vực hàng quân sự lẫn dân sự. Trong suốt thời gian này do cách nhìn thiếu xây dựng của nhà nước đến các xí nghiệp quốc phòng, mà chủ yếu là thường xuyên "không cấp đủ ngân sách" cho nên nợ đọng gia tăng. Nhiều xí nghiệp trên bờ vực phá sản.

Thực trạng và con đường phát triển của tổ hợp CNQP Nga trên thực tế đang tiếp tục làm đau đầu các cơ quan nhà nước. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề duy trì và củng cố tổ hợp CNQP sẽ trực tiếp ảnh hưởng không chỉ tới an ninh quân sự quốc gia, mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế, chính sách đối ngoại, sự ổn định xã hội, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, đồng thời còn liên quan đến những lợi ích quốc gia trọng yếu khác.

Trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất cần được giải quyết sớm, phải kể đến việc hình thành những cơ chế hữu hiệu trong quản lý và kiểm tra;

đảm bảo sự thống nhất phối hợp trong hệ thống các tổ hợp CNQP, cải tổ sự cồng kềnh hệ thống, nâng cao hiệu quả kinh tế của sở hữu nhà nước. Liên bang Nga đã có chương trình hành động của liên bang về cải tổ và phát triển tổ hợp CNQP giai đoạn 2002 - 2006.

Kết quả đầu tiên về cải tổ ngành CNQP là sự hình thành khoảng 50 CTCP từ 1700 xí nghiệp CNQP và các cơng ty này chun sản xuất vũ khí, trang bị quân sự. Một trong những nguyên tắc để tái cơ cấu theo hướng tập trung là sự liên kết về công nghệ trong khn khổ sự hợp tác đã hình thành do lịch sử và yếu tố địa lý. Còn trong những điều kiện khác để quy tụ, lại dựa vào sự liên kết cơ học, gộp những đơn vị có ngành nghề giống nhau.

Trong giai đoạn 2, dự kiến sẽ hợp nhất ở quy mô lớn hơn, bao gồm những nhà máy dân sự - qn sự. Đi đơi với q trình này sẽ giảm đầu mối xí nghiệp đang thực hiện đơn hàng quân sự và sẽ chỉ còn lại khoảng 1/2 số những xí nghiệp làm ăn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vấn đề hình thức sở hữu vẫn còn để ngỏ. Chẳng hạn vào năm 1996, theo sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, đã thành lập tổ hợp CNQP hàng không "Su Khôi". Mặc dù đã được nhà nước ủng hộ mạnh, nhưng hoạt động của nó cũng cịn nhiều điều phải bàn và vì thế mà hiện nay, trên cơ sở tổ hợp nhà nước, đã thành lập CTCP hàng không "Su Khôi" và từ đó làm ăn có hiệu quả hơn.

Nhà nước cần phải giải quyết vấn đề thu hút vốn của tư nhân, kể cả từ nước ngoài cho tổ hợp CNQP. Đã từng có nhiều ví dụ về hợp tác quốc tế để thực hiện những dự án chung thuộc về CNQP. Chẳng hạn xí nghiệp Nga - Ấn Độ "BraMos" chuẩn bị tung ra thị trường thế giới loại tên lửa đa năng độc đáo do chuyên gia hai nước chế tạo, hiện những dự án đơi bên cùng có lợi Nga - Trung Quốc về kỹ thuật quân sự đang được xem xét...

Những thay đổi tổ chức hợp lý phải do kết quả của sự chọn lọc những công việc quan trọng nhất và chọn được những nhà máy thực hiện có hiệu quả, chứ không phải là ý tưởng của các quan chức. Có một thực tế là trong thời gian gần đây, trên cơ sở các xí nghiệp CNQP đã xuất hiện những xí

nghiệp hợp nhất, đã có sự tái cơ cấu tự nguyện, không bị áp đặt từ trên. Những xí nghiệp này tự tìm kiếm được những nguồn tài chính bổ sung, tự xây dựng thêm những mối liên hệ, kể cả ngồi phạm vi CNQP, và nhờ đó mà tăng sản lượng hàng dân sự và hàng quốc phòng, và đây là sự cứu cánh cho sản xuất công nghệ cao của Nga [44].

1.3.2. Cổ phần hóa và mơ hình doanh nghiệp nhà nƣớc hiện đại ở

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, CPH DNNN là một chủ trương nằm trong chương trình đã dạng hóa sở hữu và là một trong các giải pháp cải cách DNNN. Việc áp dụng giải pháp này đã được đề cập rất nhiều trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước Trung Quốc ngay từ đầu những năm 1980. Khác với quá trình tư nhân hóa ồ ạt mang lại nhiều bất cập ở Nga và một số nước Đông Âu, Trung Quốc tiến hành các bước đi chậm chạp nhưng chắc chắn, được cộng đồng quốc tế xem như là hình mẫu thành cơng. Quan điểm của Chính phủ Trung Quốc là "tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ, không nhanh, không chậm và luôn tỉnh táo, thận trọng".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)