Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Tƣ duy thuận nghịch
2.4.2. Khái niệm NL tư duy thuận nghịch
Dựa trên cơ sở quan niệm và khái niệm về NL, hoạt động TDTN, chúng tơi quan niệm: NL TDTN là thuộc tính cá nhân hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình rèn luyện, học tập; cho phép con người huy động, tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề theo hai chiều thuận nghịch, giúp con người nhận thức vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn.
NL này chỉ biểu hiện khi con ngƣời thực hiện hoạt động TDTN, nó có thể bồi dƣỡng thơng qua việc tập luyện các hoạt động TDTN. Sự phát triển của NL này phụ thuộc vào những định hƣớng, lựa chọn các hoạt động phù hợp và cách thức tổ chức của GV để HS thực hiện những hoạt động đó.
Ví dụ 2.4: Bài 5 “Mấy và mấy”, Toán 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, trong phần khám phá kiến thức thứ nhất, GV hình thành cho HS thao tác gộp 2 số đƣợc số thứ 3.
Bạn Mai có 3 con cá, bạn Nam có 2 con cá. 3 con cá và 2 con cá đƣợc 5 con cá.
Đến phần khám phá kiến thức thứ 2, GV tiếp tục hình thành cho HS thao tác tách 1 số thành 2 số
5 con cá gồm 2 con cá màu hồng và 3 con cá màu vàng.
Nhƣ vậy trong cùng một bài học, hai vấn đề ngƣợc nhau đƣợc đƣa ra để giải quyết, qua đó hình thành hai thao tác thuận và nghịch cho HS, góp phần giúp HS hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa các số trong phạm vi 10, làm cơ sở để học phép cộng trừ sau này. Đây chính là nội dung để phát triển NL TDTN cho HS.