Cấu trúc nội dung mơn Tốn lớp 1 theo CTGDPT 2018

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 27 - 31)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Cấu trúc nội dung mơn Tốn lớp 1 theo CTGDPT 2018

2.2.1. Đặc điểm chung của mơn Tốn lớp 1 theo CTGDPT 2018

- Về thời lƣợng: 3 tiết / tuần x 35 tuần = 105 tiết.

- Các mạch kiến thức bao gồm: + Số và Phép tính

+ Hình học và đo lƣờng

+ Hoạt động thực hành và trải nghiệm.

- Chƣơng trình mơn Tốn lớp 1 năm 2018 khơng có riêng mạch kiến thức "Giải bài tốn có lời văn", nhƣng nội dung này đƣợc đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức.

- Trong nội dung Hình học của chƣơng trình mơn Tốn lớp 1 năm 2018 có đề cập đến yêu cầu: Nhận biết đƣợc vị trí, định hƣớng trong khơng gian nhƣ: trên – dƣới, phải – trái, trƣớc – sau, ở giữa. Nội dung này khơng có trong chƣơng trình mơn Tốn lớp 1 hiện hành. Ngồi ra, so với chƣơng trình hiện hành, nội dung hình học khơng gian (hình khối trong thực tiễn) đã đƣợc đƣa vào sớm hơn, ngay từ lớp 1. - Đặc biệt, trong chƣơng trình mơn Tốn lớp 1 năm 2018, cũng nhƣ các lớp khác, có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong phần này, đã gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động nhằm giúp HS vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đƣợc tích lũy từ giáo dục tốn học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho HS năng lực tổ

chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho ngƣời lao động tƣơng lai và ngƣời cơng dân có trách nhiệm.

- Các mạch nội dung trong chƣơng trình Tốn 1 đƣợc tích hợp với nhau, tạo thành mơn học thống nhất về cơ sở khoa học và cấu trúc nội dung. Các nội dung giáo dục khác (về tự nhiên và xã hội, về dân số và môi trƣờng, về an toàn giao thơng,…) đƣợc tích hợp với các nội dung tốn học trong q trình dạy học và thực hành, đặc biệt là thực hành giải các bài tốn có lời văn.

- Số và Phép tính là trọng tâm của Tốn 1 vì:

+ Số và phép tính góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kỹ năng tính tốn, một trong số các kỹ năng cơ bản của ngƣời lao động trong thế kỷ XXI.

+ Thời lƣợng dạy học của Số và Phép tính chiếm khoảng 80% tổng thời lƣợng dạy học ở Toán lớp 1 Mạch nội dung Số và Phép tính Hình học và Đo lƣờng Hoạt động thực hành và trải nghiệm Thời lƣợng (so với tổng

thời lƣợng của Toán 1) 80% 15% 5%

- Số và Phép tính là hạt nhân của nội dung Tốn 1 vì:

+ Việc dạy học các mạch nội dung khác về cơ bản phải dựa vào kết quả của số và phép tính.

+ Kiến thức của các mạch nội dung khác đƣợc sắp xếp gắn bó với các kiến thức thích hợp của số và phép tính, tạo ra sự hỗ trợ nhau trong từng bài học, trong từng chƣơng, mục của chƣơng trình Tốn 1 tạo nên một mơn học thống nhất với hạt nhân là số và phép tính.

- Mơn Tốn lớp 1 bƣớc đầu hình thành cho các con những biểu tƣợng cơ bản về toán học, những con số, kỹ năng tính tốn cơ bản nhất để áp dụng trong suốt cuộc đời. Những kiến thức và kỹ năng hình thành trong lớp học này đánh dấu bƣớc đầu cho giai đoạn Toán 1, 2, 3.

- Các nội dung trong từng mạch đều đƣợc sắp xếp theo kiểu “đồng tâm” để kiến thức học sau là sự ứng dụng mở rộng và sự ôn tập củng cố kiến thức đã học

trƣớc. Việc hình thành mỗi kiến thức và kỹ năng cơ bản đều phải trải qua một quá trình, các mức độ từ đơn giản, cụ thể đến phức tạp và khái quát dần.

- Một trong những đặc điểm của dạy học toán ở tiểu học là việc hình thành mỗi kiến thức và kỹ năng cơ bản đều phải trải qua một quá trình, các mức độ từ đơn giản, cụ thể đến phức tạp và khái quát dần.

- Toán 1 chỉ gồm những nội dung liên quan trực tiếp đến hình thành và phát triển các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất, phù hợp với khả năng học tập của các đối tƣợng HS, từng bƣớc tiếp cận với trình độ dạy học tốn của các nƣớc phát triển trong khu vực và tiếp cận thế giới. Vì vậy, dạy học Tốn 1 sẽ đem lại chất lƣợng mới và sự bình đẳng trong giáo dục toán học cho mọi HS.

2.2.2. Mạch nội dung và yêu cầu cần đạt

* Số và phép tính

- Số tự nhiên:

+ Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100: Đếm đọc viết các số trong phạm vi 10, 20, 100. Nhận biết đƣợc chục và đơn vị, số tròn chục.

+ So sánh các số trong phạm vi 100: Nhận biết đƣợc cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở nhóm khơng quá 4 số)

- Các phép tính với số tự nhiên:

+ Phép cộng, phép trừ: Nhận biết đƣợc ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Thực hiện đƣợc phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. Làm quen với việc thực hiện tính tốn trong trƣờng hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải)

+ Tính nhẩm: Thực hiện đƣợc việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. Thực hiện đƣợc việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

+ Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến phép tính cộng, trừ: Nhận biết đƣợc ý nghĩa thực tiễn của phép tính cộng, trừ thơng qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. Nhận biết và viết đƣợc phép tính cộng trừ phù hợp với câu trả lời của bài tốn có lời văn và tính đƣợc kết quả đúng.

Qua mạch nội dung số và phép tính, có thể thấy chƣơng trình 2018 đã thay đổi tinh giản, thiết thực hơn, tạo cơ hội phát triển tƣ duy cho ngƣời học. Ở chƣơng

trình mới này, các quan hệ “lớn hơn, bé hơn, bằng nhau” và việc so sánh các số chỉ đƣợc đề cập khi HS đã đƣợc hình thành các số trong phạm vi 10, rồi sau đó mới hình thành các kỹ năng về cộng trừ. Nhƣ vậy, mạch nội dung đƣợc sắp xếp theo tiến trình bao quát những thuộc tính chung của số tự nhiên rồi hình thành kiến thức mới theo từng nhóm thuộc tính đó. Qua đó tạo cơ hội cho HS phát triển tƣ duy.

* Hình học và đo lƣờng:

- Hình học trực quan:

+ Hình phẳng và hình khối: Nhận biết đƣợc vị trí, định hƣớng trong không gian: trên - dƣới, phải - trái,trƣớc - sau, ở giữa. Nhận dạng đƣợc hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Nhận dạng đƣợc khối lập phƣơng, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Đo lƣờng

+ Đo lƣờng: Nhận biết đƣợc về “dài hơn”, “ngắn hơn”. Nhận biết đƣợc đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết đƣợc số đo độ dài trong phạm vi 100cm. Nhận biết đƣợc mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. Nhận biết đƣợc đúng giờ trên đồng hồ. Thực hiện đƣợc việc đo và ƣớc lƣợng độ dài theo đơn vị đo tự quy ƣớc (gang tay, bƣớc chân,…). Thực hiện đƣợc việc đo độ dài bằng thƣớc thẳng với đơn vị cm. Thực hiện đƣợc việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. Xác nhận đƣợc thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch hằng ngày). Giải quyết đƣợc một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch hằng ngày).

* Hoạt động thực hành và trải nghiệm

- Nhà trƣờng tổ chức cho HS một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tùy vào điều kiện cụ thể.

+ Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:

 Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,…)

 Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hƣớng khơng gian (ví dụ: xác định đƣợc một vật ở trên hoặc dƣới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác,…)

 Thực hành đo và ƣớc lƣợng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm, thực hành đọc giờ đúng tên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày.

+ Hoạt động 2 : Tổ chức các hoặt động ngồi giờ chính khóa (ví dụ: các trị

chơi học tốn,…) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.

Nhƣ vậy, mạch nội dung toán 1 của CTGDPT 2018 đƣợc xây dựng phù hợp để rèn luyện tƣ duy cho HS.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)