Khái niệm về tư duy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 31 - 32)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Năng lực tƣ duy

2.3.1.1. Khái niệm về tư duy

Ý thức của con ngƣời bắt nguồn từ thuộc tính phổ biến của vật chất là thuộc tính phản ánh, mà bộ óc ngƣời là một dạng vật chất tiến hóa cao nhất trong giới tự nhiên, với hệ thống thần kinh phức tạp, tinh vi, nhạy cảm, có năng lực phản ánh sáng tạo rất cao. Chính nhờ năng lực ấy mà nảy sinh ra ý thức bộ não của con ngƣời. Theo Mác, ý thức là cái vật chất đƣợc di chuyển vào óc ngƣời và đƣợc cải biến trong đó. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sản phẩm của q trình nhận thức hiện thực khách quan thơng qua hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nhận thức là hoạt động phản ánh, là sự xâm nhập vào sự vật để “hiểu sự vật”, “nắm bắt” những quan hệ, những quy luật, những khuynh hƣớng của nó.

Trong Tâm lý học, một trong những nghiên cứu tƣơng đối đấy đủ nhất về tƣ duy đã đƣợc trình bày trong các cơng trình của X. L. Rubinstein. Theo Rubistein:

“Tư duy – đó là sự khơi phục trong ý nghĩ của chủ thể về khách thể với mức độ đầy đủ hơn, tồn diện hơn so với các tư liệu cảm tính xuất hiện do tác động của khách thể” [38].

Các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1992) [11] đã định nghĩa: “Tư duy là q trình nhận thức phản ánh

những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan”.

Theo Sacdacov: “Tư duy là một quá trình tâm lý liên quan chặt chẽ với ngôn

ngữ - q trình tìm tịi sáng tạo cái chính yếu, q trình phản ánh một cách từng phần hay khái quát thực tế trong khi phân tích và tổng hợp nó. Tư duy sinh ra trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nó” [30].

Từ điển Triết học [28, 873]: “Tư duy - sản vật cao cấp của một vật chất hữu cơ đặc biệt, tức là óc, qua quá trình hoạt động của sự phản ánh hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán,…”.

Tƣ duy là trình độ cao và phức tạp của sự phản ánh, trong đó tạo ra sản phẩm tinh thần một cách gián tiếp bằng những phƣơng thức trừu tƣợng hóa, khái qt hóa trong phân tích và tổng hợp… Đó là q trình vận dụng khái niệm theo quy luật logic (hình thức và biện chứng), và cả trực giác để đạt đƣợc chân lý. Đó là q trình khơng ngừng bổ sung, tìm tịi, “cải tạo” thế giới hiện thực của tƣ duy trong óc ngƣời và sử dụng những kết quả ấy làm cơ sở để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Nhờ hoạt động của thực tiễn và sức mạnh của tƣ duy mà con ngƣời tiến xa hơn loài vật. Theo Ăngghen, ở con vật và con ngƣời đều có lý trí (những phƣơng thức của hoạt động lý trí nhƣ quy nạp, diễn dịch,…). Sự khác biệt là ở con ngƣời và con vật chỉ “khác nhau về trình độ” nhƣng là những trình độ khác nhau về chất.

Mặc dù có nhiều định nghĩa, cách diễn đạt khác nhau về tƣ duy, nhƣng có thể nhận thấy: Tư duy là quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện

tượng, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan vào bộ não con người. Đó là một q trình tâm lý

đặc biệt chỉ có ở ngƣời.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)