Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện năng lực tư duy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 91 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

4.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện năng lực tư duy

thuận nghịch cho HS

4.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Hệ thống các bài toán đƣợc xây dựng nhằm hỗ trợ cho HS phát triển các thành tố 1, 2, 3, 4, 5 của năng lực TDTN.

4.2.4.2. Cơ sở của biện pháp

Theo các tác giả Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thuỵ thì các bài tập trong môn Toán có các chức năng: chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng kiểm tra [11]. “Tuy nhiên, để thực hiện tốt và đầy đủ các chức năng trên, đặc biệt là chức năng phát triển các năng lực trí tuệ, các năng lực sáng tạo, các bài tập cần đƣợc xây dựng thành một hệ thống có định hƣớng và có chủ định” [34]. Hệ thống bài tập là một tập hợp gồm các bài tập gắn bó với nhau bởi những quan hệ xác định, thƣờng là quan hệ về mục tiêu đào tạo, quan hệ về nội dung toán học, quan hệ về trình độ phát triển tƣ duy toán học [34]. Trong luận văn này, hệ thống bài tập cũng đƣợc liên kết với nhau bởi các quan hệ trên nhƣng có nhấn mạnh đến định hƣớng bồi dƣỡng các thành tố của năng lực TDTN.

Tác giả Hoàng Chúng cho rằng: “Khả năng chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ tư duy thuận sang tư duy nghịch là một điều kiện rất quan trọng để nắm vững nội dung học tập. Để rèn luyện đƣợc khả năng này, cần chú ý, trong phạm vi có thể đƣợc, cho HS học các vấn đề thuận, nghịch đi liền với nhau, song song nhau, giúp cho việc hình thành đồng thời các liên tƣởng thuận nghịch”[21]. Vì vậy, nếu GV giao nhiệm vụ học tập cho HS dƣới dạng các bài toán có tính thuận nghịch, sẽ góp phần bồi dƣỡng cho HS khả năng này.

4.2.4.3. Nội dung và tổ chức thực hiện

Để xây dựng hệ thống bài tập, GV sẽ chọn lọc các bài tập và xếp chúng thành hệ thống theo mục tiêu định trƣớc. Hệ thống các bài tập đó có thể phân loại nhƣ sau:

a) Các bài tập mà ở đó có hai thao tác ngược nhau, hoạt động ngược nhau gắn liền với nhau.

Ví dụ: bài tập phân tích một số thành tổng của hai hay nhiều số và ngƣợc lại; bài tập đếm số lƣợng cụ thể của sự vật hoặc ngƣợc lại lấy các sự vật tƣơng ứng với số lƣợng cụ thể đã cho;

Ví dụ 4.16:

Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm rồi nối cột A với số tƣơng ứng ở cột B:

A B

Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 9 chấm tròn:

Đây là hai dạng bài có thao tác ngƣợc nhau. Từ hình ảnh trực quan, xác định số lƣợng tƣơng ứng và từ số lƣợng cụ thể vẽ cho đủ hình tƣơng ứng. Thực hiện tốt dạng bài tập này, HS sẽ nhận thức rõ về cấu tạo của số tự nhiên.

Bài 3: Tìm ngôi nhà cho mỗi chú chim … Hai 9 … … Bốn 7 … … Năm 10 …

Bài 4: Điền số vào ô trống

15 - = 10

+

43 = + 3

=

- 10 = 14 Bài 5: Điền số rùa thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

15 - 5 40 + 3 24 - 10

b) Các bài tập dạng có thể lập bài toán đảo từ bài toán đã cho

Bài 1: Viết phép tính thích hợp

Có 2 con chim đậu trên cành. Có 3 con chim bay tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?

? ? ? = ?

Có tất cả …. con chim. Có …. con chim đậu trên cành. Hỏi ……… ………..?

? ? ? = ?

Đây là hai bài toán ngƣợc nhau. Bài toán 2 đƣợc lập ra dựa trên bài toán ngƣợc của bài 1. Đây là dạng bài tập hoán đổi dữ kiện và kết quả, từ kết quả và dữ kiện của bài trƣớc hình thành dữ kiện và kết quả của bài sau.

c) Các bài tập có thể có nhiều cách giải

Bài 1: Hãy nhìn tranh vẽ, nêu bài toán và phép tính tƣơng ứng thích hợp vào ô trống?

Bài toán 1:

Bài toán 2:

Bài toán 1 là bài toán thƣờng đƣợc HS tạo ra theo dạng toán thuận. Bài toán 2 là bài toán đƣợc tạo ra theo chiều ngƣợc lại.

4.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)