Phân loại tư duy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 34 - 35)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Năng lực tƣ duy

2.3.1.3. Phân loại tư duy

Tƣ duy là thế giới tinh thần phong phú. Tƣ duy của con ngƣời trong hoạt động thực tiễn - xã hội, tùy theo từng lĩnh vực, từng phƣơng diện, từng cấp độ,…, của đời sống mà có những loại hình, những mức độ, cấp độ khác nhau. Chẳng hạn, về loại hình, có tƣ duy kinh tế, tƣ duy chính trị, tƣ duy văn hóa,…; về hình thức thể hiện,

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tƣởng

Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hóa Khẳng định Phủ định

có tƣ duy kinh nghiệm, tƣ duy lý luận; về phƣơng pháp, có tƣ duy biện chứng, tƣ duy siêu hình,… Điều này chứng tỏ rằng tƣ duy - đặc tính căn bản của óc ngƣời là sản phẩm thực sự của hoạt động thực tiễn xã hội, phản ánh các góc độ, tính chất, phƣơng thức, trình độ của các sự vật và hiện tƣợng, các quan hệ trong đời sống muôn vẻ, nhiều cấp độ của con ngƣời. Một số nhà Tâm lý học cho rằng có ba cấp độ tƣ duy ([29], [15]):

(1) Tƣ duy trực quan hành động: là cấp độ tƣ duy bằng các thao tác cụ thể tay chân hƣớng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể trực quan.

(2) Tƣ duy trực quan hình tƣợng: là loại tƣ duy phát triển ở mức độ cao hơn, ra đời muộn hơn so với tƣ duy trực quan hành động, chỉ có ở ngƣời, đó là loại tƣ duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng.

(3) Tƣ duy trừu tƣợng (tƣ duy ngôn ngữ logic): là tƣ duy phát triển ở cấp độ cao nhất, chỉ có ở ngƣời, đó là tƣ duy mà việc giải quyết vấn đề dựa trên khái niệm, phạm trù và các mối quan hệ logic và gắn bó với ngơn ngữ, lấy ngơn ngữ là phƣơng tiện.

Theo A. V. Ptrovxki và L. B. Itenxơn, có 4 loại tƣ duy: Tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy thực hành, tƣ duy khoa học, tƣ duy logic. Đối với tƣ duy logic đƣợc hiểu là: “Tƣ duy thay thế các hành động với các sự vật có thực bằng sự vận dụng các khái niệm theo quy tắc logic học” [11].

J. Piaget thƣờng nói đến 2 loại tƣ duy: Tƣ duy cụ thể, tƣ duy hình thức.

Các thuật ngữ tƣ duy lý luận, tƣ duy kinh nghiệm cũng đƣợc V. V. Đavƣđov sử dụng [9]. V. A. Cruchetxki đã đề cập đến trong một số cơng trình: Tƣ duy tích cực, tƣ duy độc lập, tƣ duy sáng tạo, tƣ duy lý luận [4].

Trên đây là một số cách phân loại tƣ duy, qua đó có thể thấy rằng cách phân loại tƣ duy là hết sức đa dạng.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)