7. Cấu trúc luận văn
4.2.2.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 2
Theo chƣơng trình GDPT, chƣơng trình tổng thể, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hƣớng, thiết kế và hƣớng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trƣờng, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trƣờng và nghề nghiệp tƣơng lai.
Ở cấp Tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và ngƣời thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng đƣợc tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Mặt khác, ở trƣờng tiểu học hiện nay, việc tổ chức các HĐTN phụ thuộc vào sự chủ động, tự giác của đội ngũ GV của nhà trƣờng. Do đó, khi tổ chức một HĐTN trong dạy học môn Toán ở tiểu học, GV cần thực hiện theo một quy trình nhất định để các HĐTN tích hợp vào trong các hoạt động học tập một cách hợp lí, mang lại hiệu quả học tập tích cực đối với HS.
Theo Bộ GD-ĐT (2018a), Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Toán ở tiểu học đã dành thời lƣợng nhất định để tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho HS (105 tiết/ năm, chiếm khoảng 5% thời lƣợng học toán).
Về hình thức tổ chức các HĐTN, có rất nhiều gợi ý cho việc thực hiện tại các nhà trƣờng, chẳng hạn:
- Tiến hành các đề tài, dự án học tập, đặc biệt là các đề tài và dự án về ứng dụng toán học vào thực tiễn;
- Tổ chức các trò chơi học tập; - Tổ chức câu lạc bộ toán học;
- Tổ chức diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về toán học;
- Tổ chức dạy trong các tiết trên lớp: dạy học theo chủ đề; chƣơng trình trong các tiết thực hành, ôn tập, củng cố,…
- Tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết tự chọn dƣới dạng hội thi, nghiên cứu khoa học, sự kiện,…
- Ra báo tƣờng (hoặc nội san) về toán học;
- Tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học, giao lƣu với HS có khả năng và yêu thích môn Toán,...
Để rèn luyện NL TDTN cho HS thông qua các HĐTN, chúng tôi chia các HĐTN thành hai hoạt động nhƣ sau:
+ Hoạt động 1: Thực hành trải nghiệm các kiến thức toán học có chứa yếu tố thuận nghịch.
+ Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức có chứa yếu tố thuận nghịch.
Cách thực hiện nhƣ sau:
a) Thực hành trải nghiệm các kiến thức toán học có chứa yếu tố thuận nghịch.
* Thực hành trải nghiệm ngay trong chính tiết học có nội dung chứa yếu tố thuận nghịch. Có 3 kiểu HĐTN, đó là trải nghiệm suy nghĩ ý tƣởng, trải nghiệm lời nói và trải nghiệm hành động.
số 6, 7, 8, 9, 10 (Sách Toán 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB GD VN), trong phần thực hành luyện tập, GV có thể tổ chức HĐTN thông qua trò chơi để rèn luyện NL TDTN cho HS nhƣ sau:
Trò chơi “Đếm bóng”:
Mục đích: HS ứng dụng các kiến thức về số đã học vào thực hành đếm đồ vật cụ thể trong thực tế đồng thời lấy đúng số lƣợng đồ vật tƣơng ứng với số đã cho. Qua đó các thao tác ngƣợc nhau đƣợc rèn luyện gắn liền với nhau, góp phần phát triển NL TDTN.
Cách chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). Mỗi nhóm đƣợc phát một cái hộp và một rổ bóng. Mỗi vòng chơi gồm 2 lƣợt. Lƣợt 1: GV đặt một số quả bóng vào hộp, HS đếm xem có bao nhiêu bóng và điền đáp án vào vị trí của nhóm mình. Lƣợt 2: GV đƣa ra một con số, HS lấy cho đủ bóng vào hộp tƣơng ứng với con số đó. Đội nào đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
Ví dụ 4.11: Khi dạy Bài 5: Mấy và mấy (Sách Toán 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB GD VN), GV có thể cho HS trải nghiệm suy nghĩ, ý tƣởng bằng cách đặt vấn đề trong phần khám phá kiến thức mới nhƣ sau:
Sau khi tìm hiểu phần khám phá trong SGK, HS hiểu đƣợc việc gộp 2 số lại sẽ đƣợc một số lớn hơn. Ngay sau đó, GV nêu tình huống cho vấn đề tƣ duy ngƣợc.
Tình huống: Bà có một túi gồm 6 cái kẹo. Bà muốn chia cho Nam và Mai. Hỏi bà có thể chia nhƣ thế nào để Nam và Mai đều có kẹo?
cách chia, cứ mỗi một cách cô giáo sẽ viết lên bảng, chẳng hạn: + Nam đƣợc 1 cái, Mai đƣợc 5 cái.
+ Nam đƣợc 2 cái, Mai đƣợc 4 cái. + Nam đƣợc 3 cái, Mai đƣợc 3 cái. + Nam đƣợc 4 cái, Mai đƣợc 2 cái. + Nam đƣợc 5 cái, Mai đƣợc 1 cái.
Khi tự chia kẹo nhƣ vậy, HS đã đƣợc trải nghiệm về phân tích số 6 thành tổng của 2 số. Mỗi một cách chia tƣơng ứng với một cấu tạo của số 6. Việc đƣợc trải nghiệm thông qua tình huống thực tế nhƣ vậy sẽ giúp HS hiểu và nhớ lâu hơn.
Nhƣ vậy, khi gắn liền hai thao tác tƣ duy này với nhau thông qua HĐTN, HS đã tự khám phá ra kiến thức mới, đồng thời rèn luyện đƣợc NL TDTN, góp phần hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn.
b) Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức có chứa yếu tố thuận nghịch.
* Hoạt động câu lạc bộ toán học
Câu lạc bộ toán học là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích học toán, có nhu cầu, năng khiếu học tập toán, dƣới sự định hƣớng của những nhà giáo dục (có thể là GV, phụ huynh hoặc nhà giáo dục, nhà khoa học) nhằm tạo môi trƣờng giao lƣu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với GV, với những ngƣời lớn khác. HĐ của câu lạc bộ tạo cơ hội để HS đƣợc chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về toán học mà HS quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS nhƣ: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tƣởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,... Câu lạc bộ toán học giúp HS có điều kiện tiếp cận với toán học, giúp các em phát huy năng lực toán học của mình và tiếp cận nhanh nhất, nhớ lâu, hiểu sâu các vấn đề toán học.
Ví dụ 4.12: Câu lạc bộ “Toán tuổi thơ”, chủ đề “Nhà toán học tài ba” 1. Mục đích:
nghịch ở lớp 1.
- Phát triển các thao tác tƣ duy toán học
- Phát triển các kĩ năng nhƣ: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, kĩ năng giải quyết vấn đề.
2. Hình thức: Hái hoa dân chủ, Giải ô số, Rung chuông vàng. 3. Chuẩn bị
4. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Giải ô số - Mục tiêu:
+ Củng cố cho HS các kiến thức toán học chứa yếu tố thuận nghịch + Rèn luyện các thao tác tƣ duy thuận nghịch.
- Nội dung:
+ Luật chơi: Cô có dãy ô số gồm 5 phép tính đƣợc đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5. Em hãy chọn một phép tính và điền số thích hợp vào phép tính đó.
15 - = 10 = + 10 = 50 + 29 = + 24 - = 12 * Hoạt động 2: Rung chuông vàng
- Mục tiêu:
+ Củng cố cho HS các kiến thức toán học chứa yếu tố thuận nghịch + Rèn luyện các thao tác tƣ duy thuận nghịch.
- Nội dung:
+ GV chuẩn bị slide gồm 8 câu hỏi. + HS chuẩn bị bảng con, phấn
+ Luật chơi: GV chiếu slide và đọc câu hỏi theo thứ tự từ 1 đến 8. HS suy nghĩ và viết đáp án vào bảng con. Sau khi hết thời gian suy nghĩ, tất cả HS giơ bảng. Nếu HS trả lời đúng thì đƣợc trả lời câu tiếp theo, trả lời sai sẽ dừng cuộc chơi.
Bộ câu hỏi nhƣ sau: 1. Điền số vào chỗ chấm 25 + 3 = …. 28 …. + 3 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm Số liền sau số 45 là số …. Số 45 là số liền trƣớc của số …. 3. Trên đĩa có bao nhiêu cái bánh
5. Xem tranh và điền chữ thích hợp vào chỗ chấm
Số con ong ………. số bông hoa 6. Cho thêm ong để số ong nhiều hơn số hoa
A.
B.
C.
7. Có ... khối hộp chữ nhật?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 8. Viết 2 phép tính thích hợp
* Hoạt động 3: Nhà toán học tài ba
GV đƣa ra 2 tình huống có chiều hƣớng ngƣợc nhau. HS tìm cách giải quyết vấn đề và thực hiện.
Tình huống 1: Cô có 3 giỏ hoa nhƣ sau:
Trong mỗi giỏ đã có sẵn một số bông hoa. Em hãy lấy thêm sao cho mỗi giỏ hoa có 10 bông hoa.
Tình huống 2: Cô có một giỏ nhiều hoa, cô mời 2 HS lên bảng. Cô phát cho em thứ nhất 3 bông hoa, phát cho em thứ hai 4 bông hoa. Lúc này trong giỏ cô còn 3 bông hoa. Hỏi lúc đầu giỏ hoa của cô có bao nhiêu bông hoa?
Khi đƣợc trải nghiệm thao tác cụ thể, HS sẽ dễ dàng hình dung ban đầu giỏ có nhiều hoa, sau khi đƣợc cho đi, số hoa trong giỏ ít dần đi. Vậy muốn tính số hoa ban đầu, phải lấy số hoa còn lại cộng với số hoa đã đƣợc cho đi: 3 + 4 + 3 = 10 bông
hoa.
* Hoạt động ngoại khóa
Để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, giáo viên phải biết nâng cao chất lƣợng dạy học nội khoá đồng thời phải biết tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn, biết kết hợp việc học tập của học sinh trong nhà trƣờng với việc vận dụng kiến thức của học sinh trong thực tiễn cuộc sống của các em.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và tất cả đều cho rằng: hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó huy động đƣợc sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp, trong khối, trong trƣờng tham gia. Không chỉ vậy nó cũng đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học ở lớp chính khoá một cách tổng hợp, đầy đủ, linh hoạt, nhạy bén, qua đó các kiến thức sẽ đƣợc liên hệ với thực tiễn sinh động, sẽ đƣợc củng cố sâu sắc hơn. Tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá sẽ là động cơ kích thích hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kĩ năng, thái độ, hành vi cho học sinh.
Toán học là môn học cực kì quan trọng trong nhà trƣờng và là một môn học có tính trừu tƣợng cao nhất đối với học sinh tiểu học. Nếu chúng ta chỉ dạy cho học sinh những con số, những phép tính, khái niệm, công thức, quy tắc... để giải quyết những bài toán trong chƣơng trình, biết làm toán đúng để làm bài kiểm tra, để thi học kì thì quả thực môn toán là môn học quá khô khan và đơn điệu. Các em sẽ không thấy đƣợc những lợi ích của việc học toán cũng nhƣ thấy đƣợc mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn cuộc sống hằng ngày, không thấy đƣợc điều thú vị của những con số, những phép tính, những bài toán. Nhiều khi, hoạt động ngoại khoá Toán học có tác dụng nhƣ một cú hích ban đầu, làm học sinh say mê đi vào con đƣờng hoạt động khoa học và đạt đƣợc những thành công nhất định.
Ví dụ 4.13: Tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tên “Đƣờng lên đỉnh Olympia”
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học trong chƣơng trình chính khóa, trong đó có nội dung chứa yếu tố thuận nghịch.
- Khai thác sâu hơn mức độ của kiến thức.
- Rèn luyện các kĩ năng toán học và phát triển sự sáng tạo. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, hoạt động tập thể. 2. Dự kiến địa điểm, thời gian: Phòng học, cuối học kì 2.
3. Ban giám khảo, ngƣời dẫn chƣơng trình: Giáo viên, ban cán sự lớp. 4. Thành phần tham gia: HS lớp 1/1, chia thành 4 đội.
5. Nội dung
Phần 1: Khởi động
Trò chơi “Đọc giỏi viết tài”
Luật chơi: Mỗi đội cử đại diện một bạn lên bảng cầm phấn. Các bạn còn lại ở dƣới lần lƣợt đọc to một số có 2 chữ số, bạn trên bảng sẽ viết lại số đó. Trong vòng 1 phút, đội nào viết nhiều số đúng nhất sẽ đƣợc 4 sao, nhiều thứ 2 đƣợc 3 sao, nhiều thứ 3 đƣợc 2 sao và ít nhất đƣợc 1 sao. Mỗi lƣợt 1 đội chơi, giám khảo là GV sẽ là ngƣời chấm điểm.
Phần 2: Vƣợt chƣớng ngại vật.
Có 4 bộ câu hỏi dành cho 4 đội. Mỗi bộ câu hỏi gồm 3 câu liên quan đến các bài toán chứa yếu tố thuận nghịch. Mỗi câu giải đúng đội đó đƣợc nhận 2 sao.
Bộ câu hỏi số 1:
1. Điền số
23 + = 26 + 2
2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm Số 99 gồm …. chục và …. đơn vị
3. Lá sen chỉ chở đƣợc 19 chú ếch. Trên lá sen đang có 14 chú ếch. Tìm đáp án để cho hết chú ếch lên lá sen.
4. Viết phép tính thích hợp
Phần 3: Tăng tốc
Ở phần thi này, ban tổ chức sẽ lần lƣợt đƣa ra các câu hỏi, nhiệm vụ của mỗi đội là suy nghĩ và đƣa ra câu trả lời của đội mình. Câu tra lời đƣợc viết vào bảng phụ. Đội nào trả lời nhanh và đúng nhất đƣợc 4 sao, nhanh và đúng nhì đƣợc 3 sao, nhanh và đúng thứ 3 đƣợc 2 sao, nhanh và đúng thứ 4 đƣợc 1 sao; làm sai không đƣợc sao.
Câu 1: Thêm bao nhiêu quả để đĩa na sau có 15 quả na
A. 10 quả B. 20 quả C. 30 quả D. 40 quả
Câu 2: Hiền có 9 quyển vở, mẹ mua thêm cho Hiền 1 chục quyển vở nữa. Hỏi Hiền có tất cả bao nhiêu quyển vở?
Câu 3: Hiền có một số quyển vở. Mẹ mua thêm cho Hiền 10 quyển vở nữa. Lúc này Hiền có 29 quyển vở. Hỏi lúc đầu Hiền có mấy quyển vở?
Câu 4: Thu có 14 quyển vở. Số vở của chị bằng số vở của Thu. Vậy cả hai chị em có ……. Quyển vở.
Phần 4: Về đích
Ở phần thi này, ban tổ chức sẽ đƣa ra 3 gói câu hỏi có độ khó tăng dần. Gói câu hỏi số 1 là dễ nhất, ứng với 1 sao. Gói câu hỏi số 2 khó hơn ứng với 2 sao. Gói câu hỏi số 3 khó nhất, ứng với 4 sao. Ở mỗi lƣợt, đại diện mỗi đội sẽ chọn gói câu hỏi, sau khi nghe cô giáo đọc câu hỏi, toàn đội sẽ hội ý là đƣa ra đáp án.
Gói câu hỏi số 1 là những câu liên quan đến tính, đặt tính, số. Gói câu hỏi số 2 liên quan đến toán có lời văn.
Gói câu hỏi số 3 liên quan đến toán đố.