Phân tích tiên nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 103 - 106)

Chƣơng 5 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

5.4. Phân tích tiên nghiệm

5.4.1. Phân tích tiên nghiệm qua bài kiểm tra

Khác với những gì ban đầu khảo sát, đánh giá thực trạng, vì đã đƣợc bồi dƣỡng và tập luyện thƣờng xuyên NL TDTN trong quá trình học tập nên đề kiểm

tra (phụ lục 4) khơng cịn làm các em bối rối. Các em khá tự tin khi đối mặt với những dạng tốn lấy từ thực tiễn cuộc sống. Thơng qua các biện pháp chúng tôi đã đƣa ra, GV đã từng bƣớc luyện tập, tổ chức các hoạt động để phát triển cho HS các thao tác tƣ duy thuận và nghịch. Điều đó đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho các biện pháp đã đƣợc đề xuất.

Bài 1 và 2 là hai bài với thao tác thực hiện trái ngƣợc nhau liên quan đến chủ đề số. Bài 1 đƣợc thực hiện với thao tác thuận khi HS nhìn hình và đếm số. Bài 2 đƣợc thực hiện với thao tác nghịch khi HS đƣợc cho sẵn một số và vẽ hình cho đúng với số đã cho. Trong quá trình giảng dạy các bài về số, GV đã hƣớng dẫn HS thực hiện các thao tác tƣ duy phân tích và tổng hợp, từ đó HS hiểu rõ về cấu tạo số và làm bài thành thạo hơn.

Bài 3 và 4 là hai bài trái ngƣợc nhau liên quan đến chủ đề tính. HS sẽ thực hiện phép tính của bài 3 theo chiều thuận và bài 4 theo chiều ngƣợc. Bài 4 tƣơng đối khó với các em, nhƣng nhờ rèn luyện bằng các biện pháp 1, 2, 4, 5, 6 chúng tôi đã thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em HS.

Bài 5 là bài tốn có lời văn theo chiều thuận. Hầu hết các em đều làm tốt. Bài 6 là bài toán theo chiều nghịch khá khó vì các em phải quan sát, phân tích và đƣa ra lí lẽ bằng lời rồi viết thành câu. Tất cả các biện pháp đã giúp HS rèn luyện và số lƣợng HS thực hiện đƣợc đã tăng lên.

5.4.2. Phân tích tiên nghiệm qua giáo án thực nghiệm

Chúng tôi đã thực hành 2 giáo án thực nghiệm (phụ lục 3)

Bài 5: Mấy và mấy

Bài này chúng tôi thực nghiệm trong 2 tiết.

* Trong hoạt động khám phá của tiết 1, chúng tôi sử dụng biện pháp 1 là rèn luyện các thao tác tƣ duy thuận nghịch cho HS.

Bƣớc đầu, chúng tơi đƣa tranh và nêu tình huống: bạn Mai và bạn Nam mỗi bạn có một bể cá. Em hãy đếm xem mỗi bạn có bao nhiêu cá và cả hai bạn có bao nhiêu cá?

HS tự lực quan sát và trả lời:

+ Bạn Mai có 3 con cá. Bạn Nam có 2 con cá. + Cả hai bạn có 5 con cá.

GV tiếp tục dẫn dắt “3 con cá và 2 con cá đƣợc 5 con cá”. Từ đó kết luận “3 và 2 đƣợc 5”. Nhƣ vậy GV đã hƣớng dẫn HS thực hiện thao tác tƣ duy tổng hợp để gộp 2 số thành 1 số.

GV sử dụng biện pháp 1, gắn liền thao tác tƣ duy thuận với thao tác tƣ duy nghịch để mở rộng vấn đề nhƣ sau:

+ .... con cá và 2 con cá đƣợc 5 con cá. + 3 con cá và .... con cá đƣợc 5 con cá.

* Trong hoạt động khám phá của tiết 2, chúng tôi sử dụng biện pháp 1 rèn luyện tƣ duy thuận nghịch cho HS.

Nếu tiết 1 GV hƣớng dẫn HS thực hiện thao tác tƣ duy tổng hợp thì ở tiết 2 thực hiện thao tác đảo ngƣợc lại, đó là thao tác phân tích.

GV đƣa tranh, nêu tình huống phân tích số cá trong bể dựa theo màu sắc và kích thƣớc.

Trong bể có tất cả 5 con cá, trong đó có 3 con cá màu vàng và 2 con cá màu hồng. Vậy 5 con cá gồm 3 màu vàng và 2 con cá màu hồng. Từ đó kết luận 5 gồm 3 và 2. Vậy GV đã hƣớng dẫn HS thực hiện thao tác tƣ duy phân tích để tách 1 số thành 2 số. Ở đây, GV có thể so sánh thao tác tách 1 số thành 2 số ngƣợc lại với thao tác gộp 2 số thành 1 số ở tiết 1.

GV sử dụng biện pháp 1, gắn liền thao tác tƣ duy thuận với thao tác tƣ duy nghịch để mở rộng vấn đề nhƣ sau:

+ 5 con cá gồm ... con cá màu vàng và 2 con cá màu hồng. + 5 con cá gồm 3 con cá màu vàng và ... con cá màu hồng.

Bài 29: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.

Ở phần bài tập 4, chúng tôi đã sử dụng biện pháp 1 để thực hiện bài tốn thơng qua việc lập bài toán ngƣợc và biện pháp 3 kiểm tra lại kết quả đã làm thơng qua lập bài tốn thuận.

GV lập bài tốn đảo nhƣ sau: Trên lá sen có 14 chú ếch con. Cần cho lên bao nhiêu chú ếch nữa để có 17 chú ếch trên lá sen?

HS quan sát tranh, phân tích bài tốn và sử dụng những lí lẽ, chứng cứ để giải thích, lựa chọn đáp án.

Sau khi thực hiện xong, GV cho HS kiểm tra lại kết quả bằng cách lập bài tốn thuận: Trên lá sen có 14 chú ếch con. Có thêm 3 chú ếch đang nhảy lên. Hỏi trên lá sen có tất cả bao nhiêu chú ếch?

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)