Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 5

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 97 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

4.2.5.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 5

Môi trƣờng học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt.

Muốn phát triển tƣ duy nói chung cho HS, thứ nhất cần xây dựng lớp học tƣ duy. Một lớp học tƣ duy là lớp học diễn ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa phƣơng pháp dạy của GV và những hành vi tƣơng ứng của HS nhằm giải quyết đƣợc các nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả và tích cực. Trong lớp học đó, cả GV và HS đều tích cực hoạt động. GV giữ vai trò tổ chức, điều khiển lớp học còn HS chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập, độc lập suy nghĩ tìm kiếm các phƣơng án giải quyết vấn đề trong suốt quá trình học tập. Qua đó, HS không chỉ khám phá ra các tri thức mà còn khám phá, làm chủ phƣơng pháp học, phƣơng pháp tƣ duy. Nó làm cho tƣ duy của HS trở nên nhạy bén, phát triển hơn. Trong “lớp học tư duy”, ngƣời GV tạo điều kiện và khuyến khích HS trao đổi, suy nghĩ, cân nhắc và hành động một cách dũng cảm. Trong lớp học này, GV vừa là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động vừa cộng tác, làm việc cùng các nhóm học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra. Để thúc đẩy tƣ duy HS, GV cần quan tâm: tạo điều kiện để cả lớp tham gia vào quá trình học tập; kích thích khả năng giao tiếp trao đổi hợp tác của từng HS và cả lớp; bao quát lớp, lắng nghe ý kiến HS; đúng mực trong góp ý

biểu dƣơng hay khiển trách HS. Bên cạnh đó, để tạo ra môi trƣờng lớp học cổ vũ cho tƣ duy của HS, GV nên: tự đặt mình vào môi trƣờng ngƣời học để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp; kích thích HS phát huy hết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân, hình thành năng lực tƣ duy, phát hiện giải quyết vấn đề; xây dựng tính tự học và đánh giá cho HS; giúp HS hứng thú với bài học, hiện tƣợng xung quanh; liên hệ thực tiễn các kiến thức đã học.

Thứ hai là xây dựng môi trƣờng học tập. Xây dựng môi trƣờng cho tƣ duy là việc tạo nên một không gian kích thích khả năng tƣ duy của HS. Khi đó, lớp học có thể trở thành một góc học tập, trao đổi thông tin, một phòng triển lãm, một sân chơi… cho HS đƣợc tham gia và động não. Nhƣ vậy, môi trƣờng đó phải đảm bảo có đƣợc một không khí trong lành, gây ấn tƣợng và cảm hứng cho tƣ duy. Môi trƣờng lớp học cổ vũ cho tƣ duy phải là một môi trƣờng “an toàn” và “thân thiện” đối với HS. Tƣ duy chỉ có thể đƣợc khuyến khích, cổ vũ trong một môi trƣờng nhƣ thế. Nói cách khác, môi trƣờng đó, HS cảm thấy an toàn và đƣợc tự do thực hiện hành trình tự khám phá tri thức của mình.

Ví dụ 4.17: Trong lớp học, GV trang trí thành các góc học tập dành cho các nhóm HS. GV có thể khuyến khích chính HS trang trí góc học tập của chính mình, mỗi ngày đều trƣng bày sản phẩm học tập lên, những kết quả học tập đạt thành tích cao, những tác phẩm sáng tạo. Sau đó buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, GV tổng kết và tổ chức buổi triển lãm để các nhóm tham quan, chia sẻ về góc học tập của nhau.

Một lớp học cổ vũ cho HS phát triển sẽ phải “an toàn” nhƣng có một thành tố còn quan trọng hơn đó là: niềm tin rằng tƣ duy là cần thiết, giá trị và vô cùng thú vị. Trong thực tế dạy học, nhiều GV cũng tạo ra đƣợc môi trƣờng lớp học “an toàn” nhƣng lại không cổ vũ đƣợc tƣ duy của HS phát triển. Nhƣ vậy, để tạo lập đƣợc môi trƣờng lớp học cổ vũ đƣợc tƣ duy cho HS thì việc đầu tiên là GV phải làm cho HS hiểu đƣợc tƣ duy là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của mỗi HS, sau đó là tạo ra các điều kiện an toàn và thân thiện cho HS phát huy tiềm năng tƣ duy của các em.

Sau khi đã tạo lập đƣợc lớp học tƣ duy và môi trƣờng cho tƣ duy, để phát triển NL TDTN cho HS, GV cần kích thích tính động não, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của HS, rèn luyện các thao tác tƣ duy cơ bản để tác động vào các yếu tố của NL TDTN:

* Kích thích tính động não, phát triển khả năng giải quyết vấn đề.

- GV thƣờng xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề, tạo tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò, tạo động lực giải quyết vấn đề cho HS.

- GV thƣờng xuyên gắn liền vấn đề tƣ duy thuận với vấn đề tƣ duy nghịch. Kịp thời khen ngợi, động viên những HS có cách giải quyết vấn đề hay, sáng tạo; trƣng bày lên góc học tập.

- Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan sinh động, mô hình, sơ đồ cho những bài toán tƣ duy ngƣợc để tăng sự hứng thú với HS.

* Tạo thói quen học tập tự giác, tích cực

- Tạo cho HS ý thức chủ động học tập, xem việc học Toán là niềm vui thông qua những giờ học thoải mái, thỏa sức sáng tạo.

- Khích lệ HS tích cực tìm tòi, cải tiến cách giải.

- Đánh giá cao những HS có cách giải mới, hay, độc đáo.

* Rèn luyện việc sử dụng các thao tác tƣ duy cơ bản để phát triển NL TDTN - Thao tác phân tích – tổng hợp. Việc tìm ra lời giải cho một câu hỏi, bài tập là một chuỗi các hoạt động tổng hợp của tƣ duy diễn ra trong đó có thao tác phân tích - tổng hợp đƣợc tiến hành một cách phức hợp và theo một quy trình gồm các công đoạn: Tìm hiểu đề bài; huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết; hiện thực hoá bài giải; kiểm tra, đánh giá, kết luận hay nhận xét. Để phát triển NL TDTN thì đây là một trong những thao tác trọng tâm, GV cần rèn luyện để HS sử dụng một cách thành thạo.

- Thao tác so sánh - tƣơng tự. Tìm sự khác nhau và giống nhau trong phƣơng pháp giải, giữa các sự vật hiện tƣợng...; phân biệt các dạng bài toán để nhận thức đƣợc bài toán thuận và bài toán ngƣợc; so sánh các yếu tố cho trong các bài toán

- Thao tác trừu tƣợng hoá - khái quát hoá. Trong quá trình tƣ duy, thao tác trừu tƣợng hoá - khái quát hoá giúp gạt bỏ đƣợc sự trừu tƣợng trong ngôn từ, thuật ngữ, cách hỏi nhờ việc viết lại, đặt lại câu hỏi, bài toán... Trong dạy học, GV cần giúp HS gạt bỏ tính trừu tƣợng bằng cách phù hợp với đặc trƣng của môn học. Trong môn Toán, tóm tắt bài toán đƣợc xem là biện pháp tốt nhất gạt bỏ đƣợc tính trừu tƣợng cùng các yếu tố không bản chất của bài toán. Từ bài toán chuyển thành tốm

tắt và từ tóm tắt đặt lại bài toán cũng là hai thao tác tƣ duy thuận nghịch góp phần phát triển NL TDTN cho HS.

* Phát triển một số yếu tố TDTN cho HS

- Tính mềm dẻo. GV cần giúp HS nhận thức đƣợc rằng một nội dung có thể diễn đạt theo chiều ngƣợc lại. Rèn cho HS biết vận dụng thuần thục các thao tác tƣ duy vào giải quyết vấn đề. Giúp HS thấy đƣợc khi phân tích một vấn đề, một sự vật, một đối tƣợng nhận thức, cần có cái nhìn đa chiều. Rèn cho HS biết nhận ra tính hợp lý của đáp án hoặc của quá trình suy luận, giải quyết vấn đề.

- Tính thuần thục. Thể hiện ở việc chủ thể tƣ duy luôn có một phản xạ tự nhiên đối với những vấn đề quen thuộc, đã từng xuất hiện trong kí ức, kinh nghiệm của họ. Trong quá trình hƣớng dẫn HS làm bài tập, rèn cho HS thói quen không chấp nhận một cách giải quen thuộc hoặc duy nhất, luôn kích thích các em tìm tòi và đề xuất nhiều cách giải khác nhau cho một vấn đề và luôn tìm ra cách ngắn gọn nhất, tối ƣu, độc đáo nhất; rèn cho HS biết nhìn nhận lại quá trình làm bài, biết lật ngƣợc bài toán đã cho.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018 1 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)