7. Cấu trúc luận văn
4.2.3.3. Nội dung và tổ chức thực hiện
Để hình thành cho HS thói quen nhìn nhận lại quá trình làm toán của mình, thông qua đó phát triển NL TDTN, GV có thể sử dụng phƣơng pháp hƣớng dẫn HS lập bài toán đảo từ bài toán đã cho. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trong dạy học toán có lời văn. GV cần thực hiện nhƣ sau:
* Hƣớng dẫn HS đánh giá lại kết quả bài làm dựa theo yêu cầu của đề bài. Các
yêu cầu đó nên đƣợc GV chuyển hoá thành các câu hỏi khi đánh giá, giúp HS làm quen với các câu hỏi đó khi đánh giá một bài toán. Cụ thể:
+ Kết quả của em đúng không? Phép tính có chính xác không? + Còn cách thực hiện nào khác không?
Có thể nói, những yêu cầu này là những tiêu chí giúp HS so sánh, đối chiếu xem xét, đánh giá kết quả. Để HS thành thạo với việc đánh giá từng tiêu chí, có đƣợc kỹ năng tự đánh giá, GV nên tận dụng cơ hội, tạo ra tình huống để HS có cơ hội thực hiện việc rèn luyện các thao tác đánh giá bằng cách lập bài toán đảo từ bài toán đã cho.
GV có thể hƣớng dẫn HS kiểm tra, đánh giá lại kết quả nhƣ sau::
+ GV thƣờng xuyên nhắc nhở HS sau mỗi bƣớc tính toán cần kiểm tra lại kết quả bằng cách đem kết quả thử lại theo đúng các đối tƣợng của đề bài.
Ví dụ 4.14: Trong vƣờn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và vải, trong đó có 25 cây nhãn. Hỏi trong vƣờn có bao nhiêu cây vải?
? ? ? = ? Đáp án của bài toán này là: 75 – 25 = 50 (cây vải)
Sau khi HS thực hiện xong, GV hƣớng dẫn HS kiểm tra lại kết quả bằng cách lấy số cây vải (vừa tìm đƣợc) là 50 cây cộng với số cây nhãn (đề bài đã cho) là 25 cây, đƣợc 75 cây nhãn và cây vải trùng khớp với đề bài. Vậy kết quả đã đúng.
Rèn luyện thao tác này đã giúp HS rèn NL TDTN khi đã biết thực hiện bài toán theo chiều ngƣợc lại.
+ GV có thể hƣớng dẫn HS lập bài toán đảo từ bài toán đã cho.
Ví dụ 4.15: Một xe buýt chở khách đến trạm dừng có 5 khách xuống xe. Lúc này trên xe còn 10 khách. Hỏi lúc đầu xe buýt có bao nhiêu khách?
? ? ? = ? GV hƣớng dẫn HS giải nhƣ sau:
- Bài toán cho biết gì?
+ Xe buýt chở khách đến trạm dừng có 5 khách xuống xe. + Trên xe còn 10 khách.
- Bài toán hỏi gì?
+ Lúc đầu trên xe buýt có bao nhiêu khách?
- GV hỏi: Khi 5 khách chƣa xuống xe thì trên xe có nhiều khách hơn hay ít khách hơn? (nhiều hơn vì khi khách xuống xe thì số khách giảm đi). Có thể kèm hình minh họa.
- GV hỏi: Vậy muốn tìm số khách trên xe lúc đầu (khi 5 khách chƣa xuống xe) thì ta làm phép cộng hay phép trừ? (phép cộng)
- Lúc đầu xe buýt có: 10 + 5 = 15 (khách)
- Để kiểm tra kết quả, lấy 15 khách trừ đi 5 khách xuống xe, còn 10 khách. Vậy kết quả đã đúng.
- GV có thể hƣớng dẫn HS lập bài toán đảo, vừa để kiểm tra kết quả vừa để nhận thức đƣợc mối quan hệ hai chiều giữa hai bài toán. Cách làm nhƣ sau:
Cho phép tính: 15 – 5 = 10. Em hãy chọn 3 câu dƣới đây để tạo thành bài toán phù hợp với phép tính trên.
+ Lúc đầu trên xe buýt có 15 khách. + Đến trạm dừng có 5 khách xuống xe. + Bây giờ còn 10 khách.
+ Hỏi lúc đầu xe buýt có bao nhiêu khách? + Hỏi có bao nhiêu khách xuống xe?
+ Hỏi bây giờ còn bao nhiêu khách?
Đây là phép tính trừ, với số đã cho là 15 và 5. Kết quả cần tìm là 10. Vậy số 10 sẽ không xuất hiện trong đề toán. Ta đƣợc bài toán ngƣợc nhƣ sau: Lúc đầu trên xe buýt có 15 khách. Đến trạm dừng có 5 khách xuống xe. Hỏi bây giờ còn bao nhiêu khách?
Dạng toán này đã đƣợc chúng tôi sử dụng trong phần thực trạng và kết quả là có rất ít HS làm đúng (2,85%) vì dạng toán này đòi hỏi HS lớp 1 trƣớc tiên phải đọc thành thạo đề bài. Sau đó phải hiểu đƣợc toàn bộ nội dung bài toán và thực hiện các thao tác tƣ duy thì mới có thể làm đúng. Mà những vấn đề về đọc hiểu và tƣ duy đối với HS lớp 1 còn hạn chế. Do đó, GV cần kiên trì thực hiện và cho các em luyện tập nhiều lần để hình thành kỹ năng.
Rèn luyện cho HS kỹ năng và thói quen kiểm tra, đánh giá, phát hiện và sửa chữa sai lầm khi làm toán sẽ nâng cao năng lực giải toán của các em, đồng thời phát triển NL TDTN.