Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

Cũng như các giai đoạn ADPL nói chung, ADPL trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam cũng phải trải qua 5 giai đoạn.

Một là: Phân tích các tình tiết thực tế khách quan của vụ án hình sự và

các đặc trưng pháp lý của nó: Các cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự: có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, do vơ ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng, mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Khi áp dụng pháp luật, người tiến hành tố tụng cần xem xét tồn bộ các mặt của sự việc, phân tích, chứng minh đầy đủ các tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự, phải nắm chắc bản chất của sự việc. Mỗi khi đưa ra kết luận về một sự kiện, một tình tiết phải có căn cứ vững chắc và phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật tố tụng hình sự về đánh giá chứng cứ. Đối với các trường hợp pháp luật tố tụng hình sự quy định thì phải sử dụng các biện pháp chuyên môn để xác định độ tin cậy của sự kiện. Ví dụ: Trưng cầu giám định để xác định nguyên nhân chết, mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của nạn nhân; định giá tài sản bị xâm hại. Khi điều tra, xem xét, cần bảo đảm sự công bằng, khách quan cho các cá nhân liên quan đến vụ án.

Hai là: Lựa chọn các quy phạm pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự

tương ứng để áp dụng: Trước hết phải xác định vụ việc đang điều tra là sự kiện pháp lý hình sự, dân sự, hay hành chính - do ngành luật nào điều chỉnh. Sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng đối với vụ việc, đối với hành vi. Khi lựa

chọn quy phạm phải chú ý là những quy phạm đang có hiệu lực hoặc tuy chưa có hiệu lực nhưng được áp dụng ngay. Hiệu lực của văn bản phải cả về không gian và thời gian. Phải xác định vụ án hình sự đang thụ lý giải quyết thuộc loại tội nào, xâm phạm đến khách thể nào được Luật hình sự bảo vệ và việc tiến hành tố tụng đối với vụ án này thuộc thẩm quyền cấp nào, tiến hành áp dụng biện pháp ngăn chặn gì, trình tự, thủ tục và thời hạn... để lựa chọn đúng các điều khoản của BLHS, BLTTHS nhằm xác định tội danh, khung hình phạt; biện pháp ngăn chặn để giải quyết vụ án. Chẳng hạn, Cơ quan điều tra muốn bắt người phạm tội thì phải xem hành vi của người đó đã phạm vào điều khoản nào của BLHS, khung hình phạt cao nhất đến bao nhiêu năm tù, thuộc thẩm qưyền cấp nào giải quyết, sau đó đối chiếu xem thuộc điều khoản nào của BLTTHS điều chỉnh, hành vi đó thuộc thường hợp bắt khẩn cấp hay khởi tố bị can bắt tạm giam, thời hạn áp dụng bao lâu, trình tự bắt như thế nào và cũng cần phải xem xét đến nhân thân, thái độ người phạm tội từ đó cân nhắc nên áp dụng BPNC bắt hay không.

Ba là: Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật: Làm

sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật được lựa chọn có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là q trình vận dụng tổng hợp các tri thức về chính trị, kinh tế - xã hội, đặc biệt là tri thức pháp lý. Để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật, người tiến hành tố tụng cần phải có khả năng giải thích pháp luật thơng qua các phương pháp giải thích pháp luật như: sử dụng những quy tắc lơgíc để làm rõ nội dung quy phạm pháp luật; giải thích về văn phạm làm rõ nội dung quy phạm pháp luật bằng việc làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng; làm rõ tư tưởng, nội dung quy phạm pháp luật bằng cách làm rõ hồn cảnh lịch sử ra đời văn bản có chứa đựng quy phạm và các mục đích đặt ra khi thơng qua văn bản; giải thích hệ thống là làm rõ nội dung, tư tưởng quy

phạm pháp luật thông qua đối chiếu nó với các quy phạm khác và xác định mối liên hệ giữa chúng; xác định vị trí quy phạm đó trong ngành luật cũng như trong tồn bộ hệ thống pháp luật.

Bốn là: Ra văn bản áp dụng pháp luật một cách đúng đắn khả thi: Ra

văn bản ADPL là giai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạn trên, trong đó phải xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình sự hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, cũng như ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Đồng thời cũng phải luôn ý thức được rằng, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có căn cứ thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng thể thức đã quy định. Nội dung văn bản phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ và chỉ được thực hiện một lần. Lưu ý khi ra văn bản áp dụng pháp luật không được xuất phát từ ý muốn chủ quan hoặc tình cảm cá nhân mà phải căn cứ vào hành vi, những tình tiết khách quan của vụ án và các quy định pháp luật để áp dụng. Thường các lệnh, quyết định được dùng trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam là: Lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định huỷ bỏ, thay thế, ra hạn BPNC, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam. Điển hình việc ra văn bản bắt bị can để tạm giam của CQĐT được thực hiện như sau: Sau khi có sự việc phạm tội xảy ra, Điều tra viên được phân công điều tra vụ án tiến hành thu thập chứng cứ, khi xác định rõ đối tượng phạm tội thì đề xuất khởi tố vụ án, bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam. Việc ra văn bản áp dụng pháp luật này phải thể hiện đầy đủ nội dung của lệnh bắt bị can để tạm giam như ngày tháng năm bắt, hình thức bắt, căn cứ bắt, họ tên chức vụ chủ thể áp dụng BPNC, họ tên

tuổi, địa chỉ, nghề nghịêp của bị can, phạm tội gì, áp dụng điều kho ản nào của BLHS, tiền án, tiền sự, thời hạn tạm giam bao nhiêu.

Năm là: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật: Đây là giai đoạn

cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật khi thực hành quyền công tố nhà nước. Trong giai đoạn này, cần bảo đảm việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ văn bản, quyết định tố tụng đã được ban hành. Đồng thời, cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn bản áp dụng pháp luật, nhằm bảo đảm để quyết định trở thành hiện thực trong đời sống. Ví dụ: sau khi Viện kiểm sát đã phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, Kiểm sát viên phải chuyển ngay lệnh đó cho CQĐT để thi hành; đồng thời Kiểm sát viên phải theo dõi, kiểm tra xem lệnh bắt bị can để tạm giam đã được thực hiện chưa, thực hiện có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định không như khi thi hành lệnh phải có đại diện chính quyền địa phương, phải lập biên bản về việc bắt. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới phải kịp thời phối hợp các ngành với nhau để bàn bạc xử lý giải quyết.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w