Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 71)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

2.2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc tạm giam

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách li khỏi xã hội, bị hạn chế quyền tự do thân thể và một số quyền khác của công dân trong một thời gian nhất định, nhằm không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi ngăn cản trong quá trình giải quyết vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiêm vụ của mình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can (những người thực hiện hành vi phạm tội đã bị khởi tố bị can) hoặc bị cáo (những người đã bị Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử). Do vậy những người khơng phải là bị can, bị cáo thì khơng thể áp dụng biện pháp tạm giam. Việc áp dụng pháp luật này của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian từ 2005 đến 2009 đã đạt được những kết quả như: Chất lượng tạm giam và xử lý trong tạm giam được nâng cao, tình trạng vi phạm thời hạn tạm giam đã được chấn chỉnh; đã hạn chế tối đa, thậm chí khơng có các trường hợp bắt

giam oan sai, tạm giam sau phải đình chỉ điều tra, Tịa án tun vì khơng có tội... Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc áp dụng BPNC nghiêm khắc này, xong thời gian qua việc áp dụng các quy định về BPNC tạm giam trong thực tiễn cũng vẫn còn những tồn tại, vi phạm như sau:

- Lạm dụng việc tạm giam: Có 14 bị can đã khai báo thành khẩn, phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng ổn định, nhân thân khơng có tiền án tiền sự, khơng cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam bị can, nhưng CQĐT lại ra lệnh tạm giam bị can và đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn. Viện kiểm sát sau khi ngiên cứu hồ sơ tài liệu thấy không cần thiết phải tạm giam nên ra quyết định khơng phê chuẩn lệnh tạm giam đó, điều này cho thấy CQĐT đã quá lạm dụng vào việc bắt bị can để tạm giam.

Thực tiễn cho thấy, Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt tạm giam cơ bản chỉ căn cứ vào bị can đó khơng thuộc trường hợp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định khơng được tạm giam. Mục đích bắt chỉ đặt ra cho việc thuận lợi trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, miễn là bị can phạm tội. Rất nhiều trường hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, bị can có nơi cư trú rõ ràng ổn định, khơng có tài liệu nào chứng minh bị can có dấu hiệu bỏ trốn hoặc cản trở cơ quan điều tra hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội... Nhưng khi Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam, Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn và tiếp tục tạm giam ở giai đoạn truy tố và xét xử; kết quả xét xử Toà án tuyên phạt tù giam bằng hoặc thấp hơn thời hạn tạm giam, tuyên phạt cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Điều này cho thấy các cơ quan tố tụng đã quá lạm dụng vào việc bắt bị can để tạm giam.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w