Cơ sở vật chất của các cơ quan tiến hành tố tụng, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nói chung và chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán bao gồm trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc phát hiện, cập nhật, lưu giữ các thông tin tội phạm, các thông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ, các phương tiện để quản lý hồ sơ đối tượng, bị can, bị cáo bị bắt, tạm giữ, tạm giam và các hoạt động nghiệp vụ khác, các phương tiện đi lại, phương tiện thông tin.
Hiện nay, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, bọn tội phạm đã biết khai thác những thành tựu khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ phục vụ cho mục đích phạm tội. Những tội phạm liên quan đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ như trộm cắp cước viễn thông, lừa đảo qua mạng, trộm cắp qua thẻ ATM, tội phạm liên quan đến tin học có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, nếu không được trang bị phương tiện kỹ thuật, phương tiện thông tin, điều kiện làm việc đầy đủ, hiện đại thì rất khó để các cơ quan tiến hành trố tụng hồn thành nhiệm vụ đấu tranh phịng chống tội phạm.
Đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam cũng vậy. Nếu có cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tốt, đầy đủ, hiện đại thì sẽ tạo điều kiện để Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoàn thành tốt nhiệm vụ áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu sẽ gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Ngoài cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chung, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán làm nhiệm vụ áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam còn cần thiết được trang bị kỹ thuật đặc thù như phương tiện (máy tính) để tra
cứu cơ sở dữ liệu luật, các phương tiện cần thiết để chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng, bị can, bị cáo, phương tiện đi lại, thông tin và công cụ hỗ trợ phục vụ cho hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam.
Ngoài cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nói riêng và hoạt động ADPL trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam nói chung. Chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán bao gồm chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp (phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên), chế độ trang phục, chế độ khám, chữa bệnh, chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, chế độ khen thưởng. Nếu các chế độ này được bảo đảm thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ không phải lo đời sống của bản thân và gia đình, tồn tâm, tồn ý vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và như vậy sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Chế độ đãi ngộ tốt cịn tạo điều kiện lơi kéo những người giỏi ngồi ngành vào phục vụ cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Do vậy, để hoạt động ADPL trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng được đảm bảo theo yêu cầu theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay cần phải quan tâm đến việc bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ quan tiến hành tố tụng, quan tâm đến chế độ chính sách đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.
Kết luận chương 1
BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam là một hoạt động cưỡng chế của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội cũng như gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy, BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ có trong lĩnh vực hình sự. Từ đó, theo chúng tơi, áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố
tụng là việc thực hiện các hành vi tố tụng: Căn cứ vào các quy định của pháp luật Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án ra các lệnh, quyết định và thực hiện các biện pháp cưỡng chế bắt, tạm giữ, tạm giam đối với bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố về hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
Chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng chính là sự tuân thủ các quy định của pháp luật, các hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan cấp trên, các chuẩn mực văn hoá chung của xã hội khi thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội cũng như gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và Thi hành án. Chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng là một khái niệm mang tính lịch sử, cụ thể, tổng hợp nhưng có thể đo, đếm, so sánh được bằng những chỉ số, chỉ tiêu nhất định. Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng bằng các chỉ số, chỉ tiêu này cần hết sức thận trọng, cân nhắc đến các yếu tố có thể tác động đến những chỉ số, chỉ tiêu trên để có sự đánh giá khách quan, chính xác.
Chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng phụ thuộc vào hàng loạt các điều kiện như: Điều kiện kinh tế-xã hội, nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của từng cơ quan tiến hành tố tụng, điều kiện bảo đảm hoạt động của từng ngành. Trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ Luật không thể đề cập đến tất cả những điều kiện đó, chúng tôi chỉ đề cập đến một số điều kiện cơ bản, trực tiếp bảo đảm chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự như: Sự hồn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến
hành tố tụng; năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với những người tiến hành tố tụng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Chương 2