Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc tạm giữ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 70)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

2.2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc tạm giữ

Tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, với người bị bắt theo lệnh truy nã, người đầu thú, tự thú để CQĐT có đủ thời gian kiểm tra, xác minh những thơng tin về tội phạm cũng như những tình tiết về lời khai của người bị bắt để quyết định khởi tố vụ án hình sự, trả tự do hay áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trong những năm qua việc áp dụng pháp luật trong việc tạm giữ của CQĐT đạt được kết quả như: Việc bắt tạm giữ được khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao hơn so với những năm trước đây. Việc giải quyết những trường hợp bị tạm giữ nhanh, đúng hạn luật định, thủ tục tố tụng trong tạm giữ đã được chú trọng thực hiện. Việc chuyển lệnh tạm giữ của cơ quan điều tra cho VKSND các cấp đã được thực hiện tốt hơn trước.

Về chế độ tạm giữ, tạm giam và quản lý giam giữ: Công tác quản lý giam giữ đã có nhiều tiến bộ, phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Chế độ ăn, mặc, cấp phát, y tế, thăm gặp, tiếp tế của người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo đúng quy định về tiêu chuẩn định lượng tại Nghị định 98/CP của Chính phủ ngày 7/11/1998. Nhìn chung sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án được đảm bảo, khơng có trường hợp nào bị suy kiệt do ăn uống; danh dự, nhân phẩm và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ hoặc bị chà đạp. Tiền và tài sản được gửi vào lưu ký có sổ sách theo dõi, ký nhận đầy đủ. Công tác quản lý giam giữ được chú trọng, tăng cường; thực hiện nhiều biện pháp có tác dụng tốt nhằm hạn chế các vi phạm ở nơi giam giữ, tổ chức tốt việc phân loại giam giữ, quản chế giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hoạt động tạm giữ vẫn cịn có những tồn tại vi phạm như:

- Việc tạm giữ không đúng quy định của pháp luật vẫn xảy ra; có 32 người bị tạm giữ hình sự nhưng sau đó phải trả tự do vì khơng có căn cứ chứng minh tội phạm, trong đó có 13 người trả tự do khơng xử lý, có 19

người trả tự do xử lý hành chính. Ví dụ: Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Hữu Hiệp và Trần Văn Huy đều ở xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc bị Công an huyện Yên Lạc bắt quả tang trong khi đang đánh bạc và tạm giữ hình sự. Quá trình điều tra CQĐT chứng minh được Hiệp, Huy, Lộc đem theo tổng số 360.000đ để đánh bạc cùng với Nguyễn Duy Tiệp ở cùng xã, do Tiệp bỏ trốn nên không chứng minh được tổng số tiền các đối tượng đã dùng vào đánh bạc là bao nhiêu. Do vậy khơng đủ cơ sở để xử lý hình sự. VKSND huyện Yên Lạc ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ đối với Hiệp, Huy, Lộc.

- Lạm dụng việc bắt giữ hành chính: Có nơi vì muốn đưa tỷ lệ khởi tố trong tạm giữ hình sự cao hơn nên đã lạm dụng việc bắt và tạm giữ hành chính. Các đối tượng phạm tội lẽ ra phải bắt và tạm giữ theo tố tụng hình sự nhưng Cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm giữ hành chính 24 giờ. Sau đó, do một lý do chủ quan nào đó Cơ quan điều tra xử lý hành chính người bị tạm giữ nên đã để lọt tội phạm, hoặc thấy có đủ căn cứ để tạm giữ hình sự nên ra lệnh tạm giữ theo tố tụng hình sự. Cách xử lý như vậy nhằm tránh việc tạm giữ hình sự phải xử lý hành chính, để nâng cao tỷ lệ khởi tố trong tạm giữ hình sự, việc làm như vậy là trái với quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Cịn nhiều trường hợp CQĐT không gửi hoặc gửi chậm lệnh tạm giữ cho Viện kiểm sát so với quy định của pháp luật. Có trường hợp CQĐT bắt khẩn cấp và ra lệnh tạm giữ, sau đó cần gia hạn tạm giữ mới chuyển lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giữ cho Viện kiểm sát để đồng thời xin phê chuẩn việc bắt khẩn cấp và phê chuẩn lệnh gia hạn tạm giữ.

- Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS, quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Trong thực tế ít thấy người bị tạm giữ được giao quyết định tạm giữ. Có nhiều quyết định tạm giữ Cơ quan điều tra khơng ghi rõ lý do bắt, hình thức bắt

khẩn cấp, quả tang, truy nã, đầu thú, tự thú. Không ghi rõ hành vi phạm tội mà ghi theo điều luật.

- Tính thời hạn tạm giữ khơng đúng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS: Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt. Trong thực tế có nhiều trường hợp CQĐT tính thời hạn tạm giữ từ khi đưa người bị bắt vào nhà tạm giữ. Ví dụ: Nguyễn Văn Long bị Công an xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương bắt hồi 11h ngày 15/8/2008, đến 15h ngày 15/8/2008 Long được chuyển lên CQĐT huyện Tam Dương. Đến 16h ngày 15/8/2008 CQĐT giao Nguyễn Văn Long cho Nhà tạm giữ và ghi trong quyết định tạm giữ thời hạn 3 ngày kể từ 16h ngày 15/8/2008 đến 16h ngày 18/8/2008, như vậy là đúng.

- Có 7 người Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của CQĐT thiếu căn cứ, trái pháp luật nên sau khi phê chuẩn phải trả tự do. Điển hình: Ngày 24/12/2005 CQĐT Công an thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúc bắt quả tang Nguyễn Hải Quân có hành vi trộm cắp tài sản, sau đó ra quyết định tạm giữ, ra hạn tạm giữ lần một có phê chuẩn của Viện kiểm sát, đến ngày 28/12/2005 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Vĩnh Yên có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của CQĐT Công an thành phố Vĩnh Yên, trả tự do cho Nguyễn Hải Qn vì Qn khơng phạm tội trộm cắp tài sản (giá trị tài sản 480.000đ), chưa đủ định lượng để xử lý bằng hình sự.

- Chưa thực hiện đầy đủ chế độ cấp phát khăn mặt, xà phòng hoặc cho người bị tạm giữ mượn chăn, màn, chiếu; khơng có biên bản giao nhận người bị bắt, kiểm tra sức khoẻ khi vào nhà tạm giữ; sử dụng lệnh trích xuất khơng đúng đối tượng, lệnh trích xuất vẫn dùng mẫu cũ khơng được sửa chữa nội dung; khơng giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, tạm giam; cán bộ quản giáo xâm phạm sức khỏe người bị tạm giam; nhiều người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy, quy chế của trại tạm giam, nhà tạm giữ như

đánh nhau... Hồ sơ của người bị tạm giữ, tạm giam còn thiếu các thủ tục như: trong hồ sơ khơng có danh chỉ bản, khơng có biên bản bắt, lệnh bắt khẩn cấp và phê chuẩn của Viện kiểm sát, bắt tạm giam khơng có biên bản về việc bắt người. Sổ theo dõi nhận và gửi quà, sổ trích xuất ghi chưa đầy đủ về số lượng quà và thời gian trích xuất. Thiết kế nhà tạm giữ, quản lý người tạm giữ chưa được chặt chẽ nên vẫn để xảy ra trốn, tự sát, đánh nhau, gây rối trong nhà tạm giữ, trại tạm giam. Nhà tạm giữ quy mô nhỏ lại xuống cấp dẫn tới lưu giam nhiều đối tượng khơng đảm bảo diện tích tối thiểu, giam chung các bị can trong cùng vụ án vào một buồng giam, giam giữ chung buồng người bị tạm giữ với người bị tạm giam.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w