Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 103)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

tiến hành tố tụng phải hạn chế thấp nhất việc áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam. Những trường hợp khơng cần thiết bắt thì khơng được bắt, những trường hợp bắt cũng được khơng bắt cũng được thì không bắt. Cần tăng cường các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm để thay thế các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người phạm tội.

Trong quá trình áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam. Không được dựa trên các tài liệu chưa được thẩm tra, xác minh. Khơng được lồng ý chí chủ quan, động cơ cá nhân làm căn cứ để thực hiện các hoạt động nêu trên, dẫn đến tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Tuy nhiên cũng cần phải tránh khuynh hướng dập khuôn, máy móc mà cần phải biết vận dụng nhanh nhạy, linh hoạt, đúng pháp luật trong từng trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam cụ thể.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬTTRONG VIỆC BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TRONG VIỆC BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp ngăn chặnbắt, tạm giữ, tạm giam bắt, tạm giữ, tạm giam

Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong BLTTHS năm 2003 cho thấy: Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong thời gian qua của các cơ quan tiến hành tố tụng đã có tác dụng tích cực trong đấu tranh phịng chống tội phạm. Tuy nhiên qúa trình áp dụng các biện pháp này đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập, một số điều luật cách hiểu và vận dụng còn chưa được thống nhất, việc áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được đồng bộ. Trong khi các văn bản quy định, hướng dẫn, giải thích của các cơ quan có thẩm quyền lại chưa ban hành đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, hồn thiện quy định về biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam người trong tố tụng hình sự là vấn đề cần thiết trong cơng cuộc cải cách hiện nay. Những nội dung cần hồn thiện được thể hiện ở một số kiến nghị sau:

Kiến ngh v vic sa đổi cu trúc điu lut, sa đổi, b sung các quy định của BLTTHS về biện pháp ngăn chặn bắt, tm gi, tm giam

Về biện pháp bắt

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 80 BLTTHS: "Điều 80: Bắt tạm giam bị

can, bị cáo:

1. Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng. b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới ba mơi sáu tháng tuổi, là người già yếu người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng; Người phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 2 năm tù trở xuống thì khơng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.

c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

3. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. (Như luật hiện hành).

d. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Hồ sơ vụ án phải được gửi kèm theo lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo sang Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Sau khi nhận được văn bản trên, Viện kiểm sát phải nghiên cứu ngay và trong hời gian 24 giờ phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo, trong đó ghi rõ lý do phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.

4. (Như luật hiện hành).

5. Không được bắt bị can, bị cáo vào ban đêm.

Về biện pháp tạm giữ

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 86 BLTTHS: "Điều 86: Tạm giữ:

1. Tạm giữ thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với

người bị bắt theo quyết định truy nã, khi có căn cứ cho rằng người đó có thể

trốn hoặc cản trở việc điều tra hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Về biện pháp tạm giam

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 88 BLTTHS: Điều 88: Tạm giam:

1. (Như luật hiện hành).

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng; Người phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt

từ 2 năm tù trở xuống thì khơng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.

c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu khơng tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của bộ luật này phải được Viện

trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi

hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc khơng

phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hồn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc phê chuẩn.

4. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam và lý do tạm giam, thời hạn tạm giam. Lệnh tạm giam phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

5. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thơng báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

- Cần sửa đổi, bổ sung Điều 120 BLTTHS.

2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá hai tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau: a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng

và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và khơng có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất

nghiêm trọng. Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp Trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

5. (Như luật hiện hành).

6. Trong khi tạm giam hoặc khi đã hết thời hạn tạm giam, nếu xét thấy khơng cần thiết thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

- Đề nghị bổ sung Điều 94 BLTTHS:

Điều 94: Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Khi vụ án bị đình chỉ hoặc bị cáo được trả tự do tại phiên tịa thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ.

2.(Như luật hiện hành).

Điều 303: Bắt, tạm giữ, tạm giam

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng.

Đối với người phạm các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vơ ý thì khơng bắt, tạm giữ, tạm giam, trừ những trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Người phạm tội được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.

c) Người phạm tội phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thơng báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam”.

- Thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, trong giai đoạn hiện nay nên giới hạn số lượng đối tượng có thẩm quyền quyết định việc tạm giam theo hướng: Chỉ giao cho cấp trưởng (Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tồ án) có quyền quyết định việc tạm giam. Trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt thì cấp phó được cấp trưởng uỷ quyền mới có thẩm quyền này. Khơng giao cho người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra) được quyền ra lệnh tạm giam mà chỉ có

quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp xem xét, quyết định việc tạm giam bị can nếu có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

- Về hạn chế tạm giam đối với một số loại tội phạm theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị: Cần khẳng định rằng, việc hạn chế tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm là rất cần thiết. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, có thể nghiên cứu để hạn chế việc tạm giam bị can, bị cáo đối với một số loại tội phạm sau:

+ Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; + Nhóm tội phạm về mơi trường;

+ Một số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu (trừ các tội: Cướp tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Cướp giật tài sản)

+ Một số tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính;

+ Một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm về chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.

Kiến nghị về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của BLTTHS về các biện pháp ngăn chn bt, tm gi, tm giam

Về biện pháp bắt:

+ Vấn đề bắt bị can để tạm giam quy định trong BLTTHS hiện nay cần phải được quy định theo hướng sau: Sau khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, khi chưa bắt được bị can thì bị can ra tự thú thì CQĐT vẫn thực hiện lệnh bắt và lập biên bản bắt.

+ Vấn đề tính thời hạn tạm giữ trong trường hợp bắt truy nã phải được quy định theo hướng: Để đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người bị tạm giữ, nên tạm giữ trong trường hợp bắt truy nã phải tính từ ngày bắt được người truy nã.

+ Vấn đề bắt khẩn cấp quy định trong BLTTHS hiện nay cần phải được quy định theo hướng: Sau khi bắt được người theo trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải chờ Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mới ra lệnh tạm giữ.

+ Việc bắt giam bị cáo ngay tại phiên tịa cần có quy định theo hướng: Việc bắt giam bị cáo ngay tại phiên tịa phải có lệnh tạm giam vì nếu chỉ tuyên trong phần quyết định của bản án thì khơng thể tiếp tục tạm giam bị cáo, do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, chưa được đem ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS .

Về biện pháp tạm giữ

+ Về tạm giữ trong trường hợp bắt khẩn cấp cần quy định theo hướng: Trong khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, thì CQĐT khơng được ra quyết định tạm giữ đối với người bị bắt khẩn cấp.

+ Vấn đề tính thời hạn tạm giữ của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng cần quy định

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w