- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6
3.2.5. Tăng cường sự tham gia của người bào chữa kể từ khi tạm giữ ngườ
Mục đích của Tố tụng hình sự là tìm ra chân lý khách quan của vụ án. Để xác định được sự thật của vụ án địi hỏi phải có sự cọ xát, đấu trí giữa hai quan điểm khác nhau về vụ án, của một bên buộc tội là các Cơ quan tiến hành tố tụng với một bên gỡ tội là người bào chữa (luật sư). Điều 11 BLTTHS năm 2003 quy định: “ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” [19]. Như vậy người bào chữa được tham gia bào chữa trong vụ án hình sự từ khi có việc tạm giữ người của CQĐT. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người bào chữa của họ có thể tham gia hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Trong quá trình tham gia tố tụng, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa được quyền tìm và đưa ra chứng cứ đối lập với các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được. Các tài liệu do bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra phải được xem xét, đánh gía trên cơ sở khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, nghĩa là các tài liệu, đồ vật đó phải là chứng cứ mới được sử dụng. Chứng cứ do bên gỡ tội đưa ra phải được xem xét, đánh giá cùng với chứng cứ buộc tội.
Thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ chú ý đến những chứng cứ buộc tội, đề cao khía cạnh khơng để lọt tội phạm hơn khía cạnh khơng làm oan người vơ tội, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam một cách thiếu căn cứ, thậm chí sai đối tượng. Thực tiễn cho thấy người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự bào chữa thường có trạng thái tâm lý hoang mang, lo sợ, mặc cảm hoặc do chưa đủ kiến thức pháp lý để tự bào chữa cho mình nên CQĐT đã áp dụng các biện pháp
ngăn chặn một cách cẩu thả, tùy tiện dẫn đến vi phạm pháp luật như bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai, những trường hợp không cần bắt, tạm giữ, tạm giam lại bắt tạm giữ, tạm giam; có những trường hợp cần bắt, tạm giữ, tạm giam lại không bắt, tạm giữ, tạm giam; tính thời hạn tạm giữ sai; bắt, tạm giữ, tạm giam khơng đúng trình tự thủ tục. Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng được đúng đắn, tránh oan sai, bảo vệ được quyền, lợi ích của cơng dân khơng bị xâm phạm, pháp chế XHCN được giữ vững, đòi hỏi cần phải tăng cường sự tham gia bào chữa của người bào chữa trong các vụ án hình sự kể từ khi có việc bắt, tạm giữ, tạm giam người, nhằm đảm bảo việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ, đúng pháp luật.